10 bí quyết để tạo dựng một bảng khảo sát thị trường hiệu quả
Khảo sát thị trường giúp kinh doanh thuận lợi hơn. Bạn biết cách thiết kế bảng khảo sát thị trường hiệu quả chưa?
Tạo dựng bảng khảo sát là một cách để tìm hiểu, tiếp cận thị trường quen thuộc và hiệu quả nhất. Kết quả điều tra từ bảng khảo sát chính là cơ sở giúp doanh nghiệp, công ty tiến hành định hướng phát triển kinh doanh, xây dựng chiến lược marketing đạt kết quả tốt nhất.
Hãy cùng tham khảo 10 bí quyết để tạo dựng một bảng khảo sát thị trường hiệu quả sau đây để có được bảng khảo sát chất lượng nhé.
1. Viết mục tiêu của bạn
Bước đầu tiên để tạo được một bảng khảo sát thị trường hoàn hảo với đầy đủ nội dung đó là doanh nghiệp phải xác định được mục tiêu mà mình mong muốn khai thác từ khách hàng. Nên đi thẳng vào các vấn đề cần tìm hiểu tránh việc thu thập quá nhiều nội dung ngoài lề, không nằm trong mục tiêu ban đầu đề ra.
Viết ra các mục tiêu khảo sát mà doanh nghiệp hướng đến
2. Tạo một phác thảo khảo sát
Ngay sau khi xác định được những mục tiêu cụ thể hãy tạo ngay một phác thảo khảo sát để tham khảo. Bản phác thảo khảo sát đóng vai trò như kim chỉ nam giúp bạn có thể đi đi đến đích một cách thuận lợi nhất.
Trong bảng phác thảo khảo sát bạn nên sắp xếp các công việc, mục tiêu, các câu hỏi khảo xác theo một trật tự nhất định để dễ dàng thu thập dữ liệu nhất. Sau đó bạn chỉ cần thực hiện các công việc theo trật tự đã xác định để tiết kiệm được nhiều thời gian đồng thời hiệu quả khảo sát cũng cao hơn.
Tạo một phác thảo khảo sát để tham khảo
3. Không hỏi câu hỏi hàng đầu hoặc đặt câu hỏi hàng đầu
Để thu thập được những kết quả thực tế từ khách hàng về doanh nghiệp của bạn khi khảo sát hãy tránh đặt các câu hỏi mang tính chất đề cao bản ngã của doanh nghiệp câu hỏi rập khuôn, buộc người tiêu dùng phải trả lời theo hướng mà bạn muốn nghe, hoặc trả lời các đáp án mà bạn đã soạn sẵn.
Có thể đáp án đó sẽ khiến bạn hài lòng nhưng nó không giúp phản ánh thực tế và giúp ích nhiều cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Hãy đặt các câu hỏi mở, hoặc xây dựng các đáp án có phương án chọn lựa theo mức thấp nhất để khách hàng tự do đánh giá, nêu lên suy nghĩ của bản thân.
Tuy đó là những điều không giống trong suy nghĩ của bạn nhưng nó sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra được các hành động cụ thể để cải thiện, phát triển hơn trong tương lai.
Xem thêm: Hướng dẫn tạo Google Form khảo sát khách hàng
Tránh đặt câu hỏi gập khuôn, bó buộc đối với người tiêu dùng
4. Sử dụng thang điểm mà mọi người dễ dàng hiểu
Trong các bảng câu hỏi khảo sát sẽ có các câu hỏi dùng các mức thang đo để đánh giá mức độ: mức độ yêu thích, mức độ hài lòng,... Các mức thang đo thường được chia từ 1 là rất không hài lòng đến mức 5 rất hài lòng, hoặc từ mức 1 đến mức 3,...
Đây là các thang điểm dễ hiểu và dễ đánh giá hơn các câu hỏi về số liệu cụ thể mà người tiêu dùng không nhớ chính xác để trả lời cụ thể.
Sử dụng các câu hỏi thang đo
5. Không sử dụng các thuật ngữ, từ ngữ chuyên môn, nội bộ
Trong bước xác định mục tiêu và phác thảo khảo sát, doanh nghiệp nên xác định đối tượng người tiêu dùng mà mình hướng đến. Để có thể đưa ra những câu hỏi với từ ngữ dễ hiểu, phù hợp với đối tượng khách hàng, để bất kỳ ai cũng có thể trả lời. Tránh đặt các câu hỏi có quá nhiều từ chuyên môn, từ ngữ dùng trong nội bộ.
Bởi vì các câu hỏi đặt cho khách hàng – là người tiêu dùng bình thường bên ngoài doanh nghiệp không phải nhân viên công ty nên không thể hiểu được thuật ngữ chuyên môn, nội bộ.
Đặt các câu hỏi với từ ngữ dễ hiểu, ai cũng có thể trả lời
6. Chọn ngẫu nhiên câu trả lời
Đối với các câu hỏi trắc nghiệp không theo thang điểm hoặc thứ tự thời gian bạn nên chọn ngẫu nhiên các câu trả lời thay vì hỏi theo thứ tự đáp án từ đầu đến cuối. Hành động trên sẽ giúp hạn chế việc một phương án được chọn nhiều lần vì thói quen của nhiều người chỉ chọn các phương án được liệt kê đầu tiên.
Đồng thời giúp bạn có được một kết quả đánh giá đúng thực tế hơn.
Chọn các câu trả lời ngẩu nhiên để hỏi thay vì theo thứ tự
7. Xem xét cả hai câu hỏi đóng và câu hỏi mở
Câu hỏi đóng là những câu hỏi có đáp án cụ thể, nó sẽ giúp bạn có thể dễ dàng đưa ra các dữ liệu để so sánh đối chiếu để đưa ra các kết luận và giải pháp cụ thể. Bên cạnh đó các câu hỏi mở sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về suy nghĩ của khách hàng của mình.
Đặc biệt, các câu trả lời của khách hàng về câu hỏi mở có thể chính là một trong những ý tưởng tuyệt vời bổ sung cho bạn mà trước đây bạn chưa từng nghĩ đến.
Xem thêm: 5 chiến lược kinh doanh trong ngành bán lẻ
Chọn cả câu hỏi đóng lẫn câu hỏi mở để khảo sát
8. Mở rộng câu hỏi yes/no
Một bảng câu hỏi khảo sát nào cũng có các câu hỏi có hoặc không, bạn có thể cân nhắc để thêm các câu hỏi trên nếu nó cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin có giá trị. Đặc biệt bạn có thể mở rộng các câu hỏi yes/no với các phương án trả lời theo thang đo từ không có khả năng đến rất có khả năng.
Mở rộng các câu hỏi dạng yes/no
9. Chỉ hỏi các câu hỏi mà bạn có thể hành động
Mọi người thường thích và hứng thú đối với các bảng câu hỏi khảo xác ngắn, tuy nhiên đây lại là thách thức đối với các doanh nghiệp, họ phải chọn lựa các câu hỏi thật có ích, ngắn gọn, bám sát chủ đề, câu hỏi giúp doanh nghiệp thu về các thông tin để hành động để giải quyết vấn đề. Tránh đặt các câu hỏi dài dòng và vô ích.
Chọn các câu hỏi giúp bạn đi đến những hành động cụ thể giải quyết vấn đề
10. Kiểm tra bảng khảo sát trước tiên
Ngay cả khi bạn đã hoàn thành mọi câu hỏi, mọi khâu của công việc tạo bảng khảo sát đừng vội tiến hành khảo đối với khách hàng của mình mà hãy gửi bảng câu hỏi đến cho 10 hoặc 20 người bạn thân mà mình quen biết và yêu cầu họ phản hồi ý kiến để tránh việc câu hỏi bị hiểu lầm trong bảng khảo sát của bạn.
Đồng thời, điều này sẽ giúp bạn kiểm tra lại lần nữa xem mình còn thiếu những gì, cũng như các câu hỏi có thật sự dễ hiểu và cần giải thích thêm ở phần nào.
Thảo luận lấy ý kiến góp ý từ bạn bè về bảng khảo sát trước khi tiến hành
Hy vọng với những bí quyết vừa chia sẻ có thể giúp bạn có được một bảng khảo sát thị trường thật hoàn hảo, và thu thập được nhiều thông tin có ích cũng như đề ra được các giải pháp giải quyết khó khăn giúp cho sự phát triển chiến lược của doanh nghiệp trong tương lai.
Nguồn: Namecheap