facebook com
Thứ ba, 16/11,2021, 10:56

5 chỉ số KPI E-Commerce cho kinh doanh Online bạn cần biết

Nắm bắt các chỉ số KPI E-Commerce là một trong những mục tiêu quan trọng mà bạn cần thực hiện nếu muốn kinh doanh trực tuyến thành công. 5 chỉ số này bao gồm giá trị trung bình đơn hàng, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ chuyển đổi và giá trị vòng đời khách hàng.

Mắt Bão cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về những chỉ số này, giúp bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của chúng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

chỉ số KPI trong E-Commerce

Theo dõi chỉ số KPI trong E-Commerce giúp doanh nghiệp có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh.

1. Tại sao bạn cần đo lường các chỉ số KPI trong E-Commerce?

KPI (Key Performance Indicator) là chỉ số đo lường và đánh giá hiệu suất hoạt động của một bộ phận hay hệ thống vận hành trong công ty. KPI cung cấp thông tin cho doanh nghiệp về các dữ liệu khách hàng... Từ đó giúp bạn cải thiện quá trình vận hành dự án.

Chỉ số KPI E-Commerce là những thông số giúp nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá hoạt động kinh doanh, từ đó tìm ra phương án cải thiện phù hợp và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.

Có 5 chỉ số bạn cần quan tâm đó là giá trị trung bình đơn hàng, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ chuyển đổi và giá trị vòng đời khách hàng. Khi xác định KPI phù hợp với từng mục tiêu bạn cần căn cứ theo giai đoạn trong phễu khách hàng.

  • Giai đoạn nhận biết:

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ đề ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút lượt tiếp cận của khách hàng, nhằm thúc đẩy sản phẩm của thương hiệu trở nên phổ biến hơn trong thị trường.

Khi đó, các chỉ số mà bạn cần đặc biệt quan tâm bao gồm: lượt tiếp cận độc nhất (Unique Reach), mức nhận diện thương hiệu (Brand Awareness) hay tỷ lệ gợi nhớ quảng cáo (Ad Recall).

  • Giai đoạn cân nhắc:

Trong giai đoạn này, người dùng đã có mục tiêu mua hàng và họ đang cân nhắc việc mua sản phẩm trên trang của bạn.

Bạn có thể áp dụng tỷ lệ Click (CTR), tỷ lệ càng cao càng thể hiện mức độ quảng cáo và tương tác đang tăng. Đây có thể là cách đo lường hiệu quả để quan sát được mức độ quan tâm sản phẩm của khách hàng.

  • Giai đoạn mua hàng:

Khi qua giai đoạn cân nhắc, họ sẵn sàng chi trả để sở hữu sản phẩm của bạn, KPI bạn thu về sẽ là giá tiền trong mỗi giao dịch, tỷ lệ chuyển đổi và giá trị chuyển đổi trung bình (doanh thu).

2. Điểm qua 5 chỉ số KPI E-commerce Marketers cần quan tâm

Dưới đây là 5 chỉ số KPI E-Commerce mà nhà tiếp thị cần nắm và tìm cách tối ưu phù hợp.

Chỉ số KPI E-Commerce luôn là vấn đề mà mọi doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm

Chỉ số KPI E-Commerce luôn là vấn đề mà mọi doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm.

2.1 Giá trị trung bình đơn hàng

Giá trị trung bình của đơn hàng - AOV (Average Order Value) thể hiện giá trị trung bình số tiền mà khách hàng chi trả cho sản phẩm của bạn. Giá trị này được tính bằng tổng doanh thu được tạo ra trong một khoảng thời gian chia cho số đơn hàng trong khoảng thời gian đó.

Chỉ số AOV càng cao càng tốt. Nếu các doanh nghiệp muốn tăng tỉ lệ đơn hàng, hãy đề ra những giải pháp khuyến mãi hoặc hỗ trợ khách hàng như miễn phí giao hàng, mua sản phẩm tặng kèm quà tặng....

Giá trị trung bình của đơn hàng càng cao thì doanh thu của doanh nghiệp càng lớn.

Giá trị trung bình của đơn hàng càng cao thì doanh thu của doanh nghiệp càng lớn.

2.2 Tỷ suất lợi nhuận của từng sản phẩm/nhóm sản phẩm

Tỷ suất lợi nhuận của từng sản phẩm cho biết sản phẩm nào đang đóng góp giá trị lớn lợi nhuận vào đơn hàng.

Khi bạn áp dụng tỷ suất lợi nhuận trên từng sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm, sẽ giúp bạn nắm được thông số những sản phẩm bán ra có tốt hay không, nhóm sản phẩm nào cần cải thiện, nhóm sản phẩm nào cần tập trung phát triển… Từ đó, đưa ra những chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp.

Chỉ số KPI E-Commerce này được tính bằng công thức: Tỷ lệ đóng góp = [(Giá bán – Chi phí biến đổi) ÷ Giá bán] x 100.

Báo cáo về doanh thu của Apple

Một báo cáo về doanh thu của Apple dành cho các sản phẩm như AirPods, Apple Watch...

2.3 Tỷ lệ chuyển đổi

Tỷ lệ chuyển đổi - CR (Conversion Rate) là một trong những chỉ số KPI E-Commerce quan trọng mà doanh nghiệp cần quan tâm đặc biệt.

Tỷ lệ chuyển đổi Conversion Rate

Tỷ lệ chuyển đổi Conversion Rate.

Conversion Rate là tỷ lệ phần trăm khách truy cập vào trang Web của bạn để thực hiện hành vi chuyển đổi.

Công thức tính: CR= Tổng lượt chuyển đổi (Total Transaction)/Tổng lượt truy cập trang (Total Site Visits) x 100.

Giả sử 100.000 người đã truy cập trang web của bạn vào tháng trước. Trong số những du khách đó, 7.000 người đã mua một sản phẩm.

Tỷ lệ chuyển đổi của bạn sẽ là: 7.000 / 100.000 * 100 = 7%.

Khi đã có tỷ lệ chuyển đổi thành công bạn sẽ xác định được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp để có thể đề ra những phương án tối ưu phù hợp.

2.4 Tỷ lệ hủy giỏ hàng

Chỉ số KPI E-Commerce của tỷ lệ hủy giỏ hàng

Chỉ số KPI E-Commerce của tỷ lệ hủy giỏ hàng.

Tỷ lệ hủy giỏ hàng cho biết những khách hàng nào đã đưa sản phẩm của bạn vào giỏ hàng và ai trong số họ đã rời đi mà vẫn chưa bấm “Thanh toán”.

Cách tính chỉ số này như sau: Tỷ lệ hủy giỏ hàng (%) = Số lượng không hoàn tất thanh toán / Số lượng người bắt đầu thanh toán *100.

Giả sử 100 người đã truy cập trang Web của bạn để đặt hàng. Trong số đó, 25 người đã rời đi và không thanh toán sản phẩm.

Tỷ lệ chuyển đổi của bạn sẽ là: 25 / 100 * 100 = 25% tỷ lệ hủy giỏ hàng.

Theo nghiên cứu Statista, có rất nhiều lý do khiến khách hàng hủy bỏ sản phẩm, 63% người dùng cảm thấy chi phí mua hàng nằm ngoài khả năng của họ, 37% người còn lại, họ chỉ muốn lướt Web tham khảo chứ không có ý định mua.

Chỉ số KPI trong tỷ lệ hủy giỏ hàng khá quan trọng, chúng chỉ ra được điểm thiếu sót khi doanh nghiệp chi tiền để thu hút khách hàng truy cập vào trang Web để mua hàng, nhưng vẫn chưa hoàn thành được mục tiêu.

2.5 Giá trị trọn đời của khách hàng

Giá trị vòng đời khách hàng (Customer Lifetime Value - CLV), đây là chỉ số tính toán lợi nhuận ròng mà doanh nghiệp nhận được từ toàn bộ mối quan hệ với một khách hàng..

Cụ thể hơn, giá trị trọn đời của khách hàng chính là tổng số tiền mà họ chi trả cho doanh nghiệp trong suốt vòng đời của họ gắn với doanh nghiệp.

Giá trị vòng đời khách hàng mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Giá trị vòng đời khách hàng mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Giá trị vòng đời khách hàng được tính bằng Giá trị mua trung bình * Số lượng khách hàng mua mỗi năm * Độ dài trung bình mối quan hệ của khách hàng.

Trên đây là 5 chỉ số KPI E-Commerce vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, tùy theo tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp mà bạn lựa chọn những chỉ số phù hợp để theo dõi.

3. Cách xây dựng chỉ số KPI khi kinh doanh thương mại điện tử

Khi tham gia vào thị trường thương mại điện tử, bạn cần xác định mục tiêu mà doanh nghiệp mình hướng đến. Từ đó, xây dựng KPI cho từng mục tiêu cũng như lên kế hoạch chiến lược phù hợp để đạt được KPI đó .

Ngoài ra, bạn cũng nên xây dựng KPI E-Commerce riêng cho từng bộ phận như Marketing, quản lý dự án thương mại điện tử, KPI bộ phận sản xuất hay cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng… để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Hi vọng qua bài viết này, Mắt Bão đã truyền tải đến bạn những thông tin hữu về việc xây dựng chỉ số KPI E-Commerce. Bạn có thể dựa vào mục tiêu kinh doanh và hoạt động thực tế của doanh nghiệp để lựa chọn những KPI phù hợp. Chúc bạn thành công!

Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook để ủng hộ đội ngũ viết bài của Mắt Bão nhé!
Bài viết liên quan
Đừng bỏ lỡ tin tức mới sẽ giúp ích cho việc kinh doanh của bạn Đăng ký nhận tin, nhận ngay bài haynhững ưu đãi bất ngờ từ Mắt Bão.
Dịch vụ bạn muốn nhận tin
Đọc nhiều nhất