7 yếu tố giúp bạn đánh giá nhà cung cấp tên miền uy tín
Để sở hữu một website bất kỳ bạn đều phải trải qua những bước cơ bản là: Chọn tên miền và đăng ký tên miền. Tuy nhiên, để mọi việc được thuận lợi và đảm bảo rằng không có bất cứ rắc rối nào liên quan đến quyền sở hữu cũng như chất lượng của tên miền, thì nhất thiết bạn cần tìm và đăng ký với nhà cung cấp uy tín, chất lượng, được nhiều cá nhân, doanh nghiệp tin dùng.
Một nhà cung cấp tên miền chất lượng sẽ luôn đảm bảo những yếu tố sau đây mà khi nhìn vào bạn hoàn toàn có thể đánh giá chất lượng sản phẩm, dịch vụ của họ có đúng nhưng mình mong đợi hay không.
Trước khi sử dụng sản phẩm tên miền của họ, bạn hãy chú ý đến các yếu tố chọn công ty đăng ký tên miền sau đây:
Xem thêm: 4 điều cần chú ý ở nhà cung cấp tên miền
1/ Được công nhận bởi ICANN
ICANN là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế, quản lý tất cả các loại tên miền trên toàn thế giới và giám sát các nhiệm vụ liên quan tới Internet. Do đó, nếu bạn đang do dự vì không biết đâu là nhà cung cấp đáng tin cậy thì hãy dựa vào chứng nhận của ICANN với nhà cung cấp bạn định chọn.
Ví dụ: Công ty cổ phần Mắt Bão là nhà cung cấp và đăng ký tên miền được nhiều cá nhân, doanh nghiệp yêu thích và cũng là đơn vị đầu tiên trở thành registrar của ICANN tại Việt Nam.
2/ Nội dung hợp đồng
Khi bạn ký tên vào bất cứ giấy tờ nào mà nhà cung cấp tên miền đưa ra đó cũng là cách bạn đồng ý mỗi điều khoản được kê khai trong đó. Vậy trước khi đặt bút ký kết bạn hãy chú ý những điểm chính như sau:
- Những phần chữ nhỏ “bất thường”: Có khi nó chỉ là những phần ghi chú cho những mục chính được kê khai trong bản hợp động nhưng nó cũng có thể là cái bẫy và chỉ chờ bạn ký tên là phát huy tác dụng. Cách giải quyết duy nhất là “đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”.
- Đọc kỹ những hạn chế, chi phí và những vấn đề có liên quan đến việc chuyển sang một nhà đăng ký khác.
- Chi phí đăng ký khi tên miền hết hạn.
3/ Quy định chuyển giao
Theo quy định, bạn sẽ không thể chuyển giao một tên miền trong 60 ngày đầu tiên sau khi đăng ký. Nhưng số ngày đó có thể còn dài hơn tùy theo quy định của mỗi nhà cung cấp. Do đó, bạn cần xem xét những quy định liên quan đến vấn đề chuyển giao trong hợp đồng như: Có cho phép chuyển giao tên miền với nhà cung cấp khác hay không? Có tính phí hay không?... để bảo đảm rằng sẽ không có rắc rối nào xảy ra liên quan đến vấn đề này.
4/ Chi phí
Có thể chi phí đăng ký tên miền hàng năm không thay đổi nhưng hãy chú ý chi phí của các dịch vụ bổ sung nếu bạn cần vì rất có thể nó lớn hơn nhiều so với chi phí ban đầu bạn phải bỏ ra.
Thêm vào đó là các thỏa thuận giữa người bán và người mua về các khoản phí khi gia hạn, chuyển đổi tên miền, chuyển tiếp email, quản lý DNS, khóa tên miền và bảo vệ chống trộm tên miền. Nhưng biết đâu nhà cung cấp bạn lựa chọn sẽ cung cấp các dịch vụ này miễn phí khi đăng ký tên miền tại cơ sở của họ thì sao? Thế thì tốt quá rồi phải không?
5/ Dịch vụ hỗ trợ và chăm sóc khách hàng
Chắc chắn bạn sẽ không muốn liên kết với một đối tác mà cứ lúc cần là không thấy mặt. Hay nói cách khác trong trường hợp này bạn cần tìm kiếm những dịch vụ có thể đáp ứng nhu cầu của bạn một cách nhanh chóng, thân thiện và hiệu quả.
6/ Các dịch vụ bổ sung
Hiện nay đa phần các nhà cung cấp tên miền lớn đều bao gồm nhiều dịch vụ như: Xây dựng trang web và hosting, dịch vụ email, chứng chỉ SSL và các công cụ SEO. Đó là sự tiện lợi mà đa phần các chủ website muốn sử dụng tập trung bởi một nhà cung cấp.
7/ Quyền riêng tư
Chắc chắn rồi, hệ thống Whois của nhà đăng ký tên miền cần được hoạt động trong sự mạnh mẽ để bảo đảm mọi thông tin cá nhân của khách hàng không bị lộ nếu như họ không muốn.
Nhưng nên lưu ý, nhà cung cấp sẽ yêu cầu sử dụng tên của họ thay cho tên của bạn để đưa vào hồ sơ của mặt nạ Whois. Và theo nguyên tắc, người đứng tên miền chính là chủ sở hữu nên bạn cần cân nhắc với dịch vụ này vì nó rất có thể nó là nguyên nhân của những cuộc tranh chấp sau này mà bạn nên lường trước.
Nguồn: Mắt Bão