Bí quyết kinh doanh thành công dành cho doanh nghiệp nhỏ trong 2019
Khi hiện nay có quá nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ liên tục ra đời thì đâu là cách để họ kinh doanh thành công?
Bí quyết kinh doanh thành công dành cho doanh nghiệp nhỏ trong 2019
Theo các phân tích, thống kê từ Google, để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có được sự thành công khi kinh doanh cần phải đảm bảo 3 yếu tố. Đó là xác định đúng lĩnh vực cần kinh doanh, chăm sóc khách hàng và hỗ trợ cộng đồng. Vậy chi tiết những yếu tố ảnh hưởng đến thành công của doanh nghiệp này là gì? Cùng Mắt Bão tìm hiểu ngay sau đây.
Đâu là bí quyết để kinh doanh thành công cho các doanh nghiệp nhỏ?
1. Xác định được cụ thể lĩnh vực và sản phẩm bạn kinh doanh
Hiện nay, với xu hướng shopping trực tuyến, việc xác định sản phẩm hay lĩnh vực cụ thể để phát triển là một điều vô cùng cần thiết.
Ví dụ, nếu một người đang có nhu cầu mua sắm một chiếc tivi thì họ làm sẽ tìm kiếm thông tin trên Internet. Để xem xét về giá cả, chất lượng tivi, sự so sánh giữa các loại cùng phân khúc,...
Xu hướng shopping như thế này chính là cơ hội để các doanh nghiệp nhỏ có thể quảng bá được đúng sản phẩm của mình đến với khách hàng.
Với hình thức kinh doanh này, lợi thế lớn nhất bạn có được chính là có được nguồn khách hàng tiềm năng. Khi trong đầu của họ đã xác định được trước sản phẩm mình cần mua khi tìm kiếm trên các công cụ Internet.
Xu hướng shopping online đang thống lĩnh thị trường
2. Hỗ trợ trải nghiệm khách hàng một cách tốt nhất
Sự thật là trải nghiệm của khách hàng chính là chìa khoá thành công của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy những doanh nghiệp có dịch vụ hỗ trợ khách hàng tốt thường thành công trên thị trường.
Ngoài việc chỉ mang đến những sản phẩm tốt nhất, bạn cần phải chú ý việc có một quy trình tư vấn khách hàng phù hợp. Từ lúc khách chọn mua sản phẩm cho đến khi thanh toán, nhận hàng. Nếu có thể, bạn nên sắp xếp những vị trí cửa hàng thuận lợi để khách hàng có thể trực tiếp đến trải nghiệm mua sắm.
Cần có được quy trình hỗ trợ trải nghiệm khách hàng hiệu quả
Còn với lĩnh vực kinh doanh trực tuyến, điều có thể nắm giữ được sự quan tâm của khách hàng tốt nhất chính là website doanh nghiệp. Website không chỉ đảm bảo về giao diện, thẩm mỹ thông qua màu sắc, bố cục. Mà còn liên quan đến các vấn đề về hosting web, tên miền,...
Bởi chỉ khi hosting mạnh thì tốc độ tải trang mới được cải thiện và nhanh hơn. Khách hàng từ đó cảm thấy thoải mái trong việc tìm kiếm lựa chọn sản phẩm. Thay vì phải đối mặt với tình trạng ì ạch loading của trang web.
Hỗ trợ cộng đồng là cách bạn tiếp cận khách hàng nhiều hơn
Ngoài việc phát triển nội dung trên trang web để khách hàng có thể tìm hiểu trước khi mua sắm. Bên cạnh đó, bạn có thể phát triển thêm các kênh khác như Youtube. Để giúp khách hàng có được trải nghiệm thật hơn trước khi quyết định mua.
3. Phát triển việc hỗ trợ cộng đồng
Ngoài hai yếu tố phía trên, một trong những bí quyết để đạt được thành công chính là sự hỗ trợ cộng đồng. Họ không chỉ tạo ra những phương pháp Marketing hiệu quả trong quá trình kinh doanh. Mà họ còn hướng đến việc hỗ trợ địa phương, cộng đồng nơi mình và khách hàng sinh sống và làm việc.
Hỗ trợ cộng đồng là cách bạn tiếp cận khách hàng nhiều hơn
Ví dụ:
Dự án Uplift đang có sự kết hợp cùng một thương hiệu cà phê tại TP. Hồ Chí Minh. Dự án nhằm mang đến những sản phẩm cánh tay Robot với giá rẻ hơn so với thị trường. Đây là dự án của một công ty khởi nghiệp đang hướng đến việc hỗ trợ cộng đồng.
Đặc biệt dự án giúp 10% người khuyết tật ở các quốc gia phát triển được quay trở lại cuộc sống bình thường. Và con số này tương đương khoảng 3.8 triệu người.
Đây không chỉ là một ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo mà còn đầy tính nhân văn. Bởi nó không chỉ hướng đến đúng khách hàng mục tiêu mà còn hỗ trợ cộng đồng. Đặc biệt là hỗ trợ những người khuyết tật có cơ hội sinh hoạt bình thường.
Hiệu ứng từ các công việc hỗ trợ cộng đồng tạo cho doanh nghiệp nguồn tương tác lớn
Tóm lại
Có thể những việc làm này tạo hiệu ứng cho doanh nghiệp với khách hàng trong thị trường hiện nay. Giúp doanh nghiệp có thể đến gần hơn với khách hàng và hoàn thành được mục tiêu của mình.
Và đây cũng là bài học để các doanh nghiệp khởi nghiệp có những hướng đi đúng. Để gia tăng mức độ tác động trong kinh doanh cũng như việc phát triển thương hiệu về sau.
Nguồn: Tổng hợp từ Internet