Các Xu Hướng Công Nghệ Ngành F&B Bùng Nổ Trong Thời Gian Tới
Ứng dụng công nghệ ngành F&B vào quá trình vận hành, quản lý đã góp phần tạo nên bước tiến vượt bậc cho ngành này tại Việt Nam trong những năm gần đây.
MỤC LỤC:
- Công nghệ ngành F&B nào đang được ứng dụng tốt hiện nay?
- Các xu hướng công nghệ nào dự đoán sẽ bùng nổ trong tương lai ngành F&B?
Ứng dụng công nghệ hiện đại giúp doanh nghiệp trong ngành F&B tăng hiệu quả kinh doanh
Xu hướng phát triển của nhiều ngành nghề, lĩnh vực sẽ có sự thay đổi nhất định để phù hợp hơn với nền kinh tế toàn cầu. Ngành F&B cũng không nằm ngoài “guồng quay” này. Đặc biệt trong năm vừa qua, những biến động thế giới đã thay đổi nhiều chuẩn mực, ảnh hưởng đến ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống. Cũng chính điều này thúc đẩy công nghệ ngành F&B phát triển vượt trội.
Ngành F&B đã có sự tiến bộ hơn, ứng dụng công nghệ hiện đại để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, biến thách thức thành cơ hội để có thể tồn tại và phát triển. Để nắm bắt được những cơ hội mới, doanh nghiệp trong lĩnh vực F&B nên quan tâm đến các xu hướng công nghệ mới. Bài viết sẽ đề cập đến xu hướng công nghệ ngành F&B dự đoán sẽ bùng nổ vào 2021. Bạn có thể tham khảo và áp dụng để nâng cao khả năng cạnh tranh so với các đối thủ, đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất.
1. Công nghệ ngành F&B nào đang được ứng dụng tốt hiện nay?
Trong suốt thập kỷ qua, công nghệ đã mang đến những đóng góp đáng kể tạo nên sự phát triển vượt bậc của ngành F&B. Một số công nghệ mang đến nhiều lợi ích thiết thực và được ứng dụng phổ biến đến thời điểm hiện tại.
1.1 Đặt món ăn qua thiết bị di động
Chắc hẳn nhiều bạn không còn xa lạ với việc sử dụng máy tính bảng/điện thoại để gọi món tại các nhà hàng, quán Cafe, quán ăn. Đây là một trong những công nghệ ngành F&B tiên phong và hữu ích với nhiều ưu điểm tuyệt vời.
Chỉ với thiết bị thông minh cầm tay, món ăn được gọi và chuyển tới bộ phận bếp nhanh chóng
Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ đặt món ăn qua thiết bị cầm tay, nhân viên và khách hàng tiết kiệm được nhiều thời gian hơn. Sau khi khách hàng chọn món, gần như ngay lập tức đơn Order sẽ được gửi đến quầy thu ngân và khu vực bếp. Nhờ đó, việc chuẩn bị món cũng nhanh chóng hơn, rút ngắn thời gian ra món, thời gian chờ đợi cho khách.
Ngoài ra, khi các thiết bị thông minh này được tích hợp hệ thống quản trị nhà hàng, bạn có thể đưa ra những gợi ý phù hợp thông qua lịch sử giao dịch của khách hàng.
Với công nghệ gọi món trên thiết bị di động còn giúp tăng đáng kể thời gian quay vòng bàn, nhà hàng có thể có nhiều đơn gọi món hơn.
Nhân viên phục vụ không cần chuyển đơn đặt món thủ công cho nhà bếp, tránh nhầm lẫn, sai sót, mọi quá trình sẽ được tự động hóa. Bên cạnh đó, đầu bếp có thể nhanh chóng bắt đầu chuẩn bị món ăn, thức uống ngay khi có đơn Order. Qua đó, nhà hàng có thể tăng tốc độ phục vụ, tối ưu hóa các hoạt động của nhân viên.
Nhà hàng có thể tiết kiệm chi phí nhân công tối đa, giảm ùn tắc giờ cao điểm một cách hiệu quả nhờ công nghệ gọi món này. Hơn thế nữa, khách hàng được phục vụ nhanh chóng cũng sẽ hài lòng hơn về chất lượng dịch vụ.
1.2 Quản lý nhà hàng, quán ăn bằng phần mềm chuyên biệt
Việc phát triển phần mềm, ứng dụng riêng không chỉ giúp quán ăn, nhà hàng tăng đơn đặt hàng, bên cạnh đó nó còn hỗ trợ tăng mức độ nhận diện thương hiệu. Chủ nhà hàng có thể sử dụng phần mềm chuyên biệt để gia tăng trải nghiệm của khách hàng, tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn, giảm những khó khăn, rắc rối trong việc đặt hàng.
Bạn có thể sử dụng phần mềm chuyên biệt để gia tăng trải nghiệm của khách hàng
Bên cạnh đó, các phần mềm này còn giúp cải thiện lượt truy cập lại của khách hàng. Việc tự động hóa quy trình, phân quyền hợp lý thông qua các phần mềm, công nghệ ngành F&B còn giúp bạn quản lý hiệu quả hơn. Chúng sẽ giúp hạn chế sự tác động của con người vào số liệu, ngăn chặn việc nhầm lẫn, gian lận hiệu quả. Các chủ doanh nghiệp hoàn toàn có thể yên tâm về sự minh bạch, chính xác của các số liệu thống kê, báo cáo trong ngày để yên tâm hơn khi dựa vào đó đưa ra những quyết định, hoạch định sáng suốt.
Cụ thể hơn, các nhà hàng thường sử dụng ứng dụng gọi món trên thiết bị di động để kết nối giữa khách hàng, khu vực bếp, thu ngân với sự hỗ trợ của nhân viên. Toàn bộ quá trình vận hành có thể được xử lý tập trung trên phần mềm. Nhờ đó, chỉ với thiết bị cầm tay như điện thoại di động/máy tính bảng, người quản lý có thể nắm rõ số bàn trống, giám sát số liệu/báo cáo tài chính mọi lúc.
1.3 Dịch vụ Food Delivery
Các phần mềm, ứng dụng quản lý quán ăn, nhà hàng, quán cafe ra đời giúp công việc nhà quản lý hệ thống, dễ dàng hơn. Trong khi đó, dịch vụ Food Delivery được khai sinh với mục đích chính để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Và tất nhiên, nó cũng mang lại lợi ích không nhỏ cho các chủ nhà hàng, quán ăn, đặc biệt trong giai đoạn cần thích nghi với tình hình như hiện nay dịch vụ này càng “bùng nổ” hơn.
Dịch vụ Food Delivery đáp ứng nhu cầu được giao món ăn tận nơi của khách hàng
Từ 10 năm trước, dịch vụ Food Delivery đã xuất hiện tại thị trường Việt Nam. Hiện nay, hầu như bất kể quán ăn hay nhà hàng nào cũng đều có dịch vụ giao hàng hoặc tham gia, liên kết với một dịch vụ giao món ăn, thức uống nào đó vào một hệ thống nhưng mới thực sự bùng nổ sau đợt dịch Covid 19 vừa rồi.
Sự khốc liệt trong ngành F&B trong thời gian qua buộc các nhà quản lý phải thay đổi cách vận hành. Các quán bán đồ ăn, thức uống, nhà hàng ứng dụng công nghệ quản lý đơn hàng, ship hàng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn nhằm cứu vớt doanh thu trong thời kỳ khó khăn. Thậm chí cả khi “bão tố” đi qua, dịch vụ Food Delivery vẫn mang lại lợi ích, thúc đẩy doanh thu cho nhiều hàng quán.
2. Các xu hướng công nghệ nào dự đoán sẽ bùng nổ trong tương lai ngành F&B?
Công nghệ ngành F&B phát triển không ngừng, xu hướng cũng thay đổi liên tục. Các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp trong ngành F&B phải cập nhật liên tục các công nghệ mới để việc quản lý, vận hành công việc kinh doanh hiệu quả hơn, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
2.1 Thay đổi hình thức thực hiện thanh toán bằng giọng nói
Với công nghệ thanh toán bằng nhận diện giọng nói, khách hàng có thể hoàn tất thanh toán hóa đơn một cách nhanh chóng, tiện lợi. Thông qua công nghệ này, các ứng dụng/phần mềm có thể nhận diện giọng nói để tiến hành cho phép thanh toán nhanh chóng, tránh thủ tục rườm rà.
2.2 Thanh toán không tiền mặt
Đây là công nghệ không mấy xa lạ với nhiều quốc gia trên thế giới. Hình thức thanh toán này góp phần giúp các quản lý, chủ nhà hàng kiểm soát doanh thu, tài sản tốt hơn. Riêng khách hàng lại nhận được sự thuận tiện, đa dạng hơn trong hình thức thanh toán.
Thanh toán không dùng tiền giúp doanh nghiệp quản lý doanh thu tốt hơn
Tuy nhiên, hình thức này lại chưa thật sự phổ biến và được ứng dụng rộng rãi tại nhiều nhà hàng, quán bán đồ ăn thức uống tại Việt Nam.
Dự đoán trong tương lai, công nghệ này sẽ không thể thiếu, đặc biệt với các khách hàng thế hệ trẻ với nhu cầu thanh toán không tiền mặt ngày càng tăng.
2.3 Sử dụng công nghệ Robot phục vụ tại các nhà hàng, quán ăn
Công nghệ Robot phục vụ tại các quán ăn, nhà hàng không hề xa lạ tại Trung Quốc, Nhật Bản,... Thay vì nhân viên phục vụ, các nhà hàng này sẽ sử dụng Robot để phục vụ khách hàng.
Đây là công nghệ đáng cân nhắc trong tương lai để mang lại sự mới mẻ, thú vị cho khách hàng, tăng chất lượng dịch vụ, tiết kiệm chi phí cho chủ doanh nghiệp ngành F&B.
Việc ứng dụng các công nghệ ngành F&B hiện đại sẽ gia tăng hiệu quả kinh doanh của quán ăn, quán nước, nhà hàng. Chúng có thể mang lại những thay đổi tích cực, giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống. Đừng chần chừ đầu các công nghệ, phần mềm hiện đại phù hợp với nhà hàng, quán ăn, quán nước của mình để tăng hiệu quả kinh doanh nhé!