Tìm hiểu HTTP/2 là gì và ảnh hưởng của nó đến hoạt động SEO
HTTP/2 - “người anh em” cao cấp hơn của HTTP đã xuất hiện. Hãy cùng tìm hiểu HTTP/2 là gì và mang lại hiệu quả như thế nào những “tín đồ” SEO nhé!
MỤC LỤC:
- HTTP/2 là gì?
- Cải tiến của HTTP/2 là gì so với HTTP/1.1
- Lý do khiến HTTP/2 rất quan trọng đối với SEO là gì?
HTTP/2 - Giao thức truy cập Web mới rất đáng trải nghiệm.
Đối với những ai quan tâm đến việc phát triển Website, thì cụm từ HTTP có lẽ đã trở nên quá quen thuộc. Giao thức truy cập Website HTTP này đã được nâng cấp thành HTTP/2 ứng dụng nhiều công nghệ mới và mang đến trải nghiệm duyệt Web ấn tượng. Vậy cụ thể HTTP/2 là gì? Có điểm gì khác biệt so với phiên bản cũ? Bài viết ngày hôm nay sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin xoay quanh giao thức mới này.
HTTP/2 là gì?
Trước khi tìm hiểu về HTTP/2 là gì, chúng ta hãy đề cập một chút đến HTTP - phiên bản cũ của HTTP/2. HTTP là một giao thức được sử dụng để yêu cầu truy cập, nhận và gửi dữ liệu trên Website. Hay nói cách khác, HTTP là giao thức chính được ứng dụng trong môi trường World Wide Web.
Sau phiên bản HTTP quen thuộc này, có thể nói rằng HTTP/2 chính là một cuộc cách mạng mới, được nâng cấp hoàn toàn so với HTTP.
HTTP/2 cũng là một giao thức được sử dụng trong môi trường World Wide Web.
Cụ thể, HTTP/2 là phiên bản mới nhất của Hypertext Transfer Protocol (HTTP), phát triển dựa trên giao thức SPDY của Google. Nó đang dần thay thế HTTP/1.1, giao thức công nghệ chuẩn đã được sử dụng một cách rộng rãi trong vòng hơn 15 năm trở lại đây.
Trong quá khứ, hệ thống World Wide Web chỉ là những Page có dung lượng nhỏ, chưa có sự xuất hiện CSS cũng như việc ứng dụng phổ biến JavaScript. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, Website đã trở nên phức tạp và khoa học hơn rất nhiều. Các trang Web không đơn giản chỉ là những đoạn mã HTML cơ bản, mà nó còn là sự kết hợp đa dạng giữa JavaScript, CSS, các loại hình ảnh, Video, GIF,.. và thậm chí là Flash. Điều này đã khiến việc truyền tải và nhận dữ liệu qua Website cũng trở nên khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều.
HTTP/2 ra đời như một nhu cầu giải quyết lượng dữ liệu mạng ngày càng nhiều lên.
Để có thể giải quyết một khối lượng dữ liệu mạng lớn, cùng lượng công việc khổng lồ như thế, HTTP/2 đã được tạo ra. HTTP/2 có khả năng tận dụng hiệu quả các nguồn lực của mạng, đẩy nhanh tốc độ truy cập Website, Gửi – Nhận dữ liệu hiệu quả và chính xác hơn. Vậy so với HTTP/1.1, HTTP/2 sở hữu những ưu điểm nào?
Cải tiến của HTTP/2 so với HTTP/1.1 là gì?
So với HTTP, HTTP/2 sở hữu thêm một vài đặc điểm nổi trội hơn, nhờ việc nâng cấp thông qua các công nghệ hiện đại. Chính vì vậy, đây được xem là một giao thức truy cập Web rất được các chuyên gia công nghệ thông tin ưa chuộng, vì:
- Sử dụng dữ liệu nhị phân
- Khả năng nén Headers
- Sử dụng Pipelining
- Multiplexed (Ghép kênh)
- Cơ chế Server Push
HTTP/2 sở hữu nhiều ưu điểm so với phiên bản HTTP/1.1
Sử dụng dữ liệu nhị phân
Trước kia, HTTP/1.1 sử dụng Data dạng Text. Do đó, trình duyệt sẽ phải tốn một khoảng thời gian để dịch văn bản sang một định dạng khác có khả năng được xử lý. Tuy nhiên, đối với HTTP/2, toàn bộ dữ liệu sẽ được chuyển sang hệ nhị phân. Vì thế, các tác vụ của Website sẽ được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Khả năng nén Headers
Trên thực tế, những thông tin được gửi qua môi trường World Wide Web sẽ đi kèm với các truy vấn miêu tả dữ liệu, nguồn gốc, kiểu, độ dài, thời gian Cache… Không giống với các hoạt động của HTTP/1.1, tất cả các Header có chứa những thông tin này sẽ được nén trong HTTP/2. Chính vì vậy, dữ liệu sẽ được truyền đi nhanh và dễ dàng hơn. Do đó, bạn có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt giữa tốc độ tải trang khi sử dụng HTTP1.1 và HTTP/2.
Sử dụng Pipelining của HTTP/2 là gì?
Trên thực tế, trong giao thức HTTP/1.1 cũ, trình duyệt sẽ phải gửi phản hồi theo thứ tự Request đã nhận được. Điều này khiến cho tính linh hoạt của việc phản hồi bị mất đi, làm tiêu tốn thời gian xử lý dữ liệu, làm chậm tốc độ tải trang.
Tuy nhiên, sự nâng cấp từ HTTP thành HTTP/2 đã tạo ra những hiệu quả nhất định trong vấn đề này. Cụ thể, HTTP/2 có khả năng giải quyết các Eequest một cách rất đồng bộ. Điều này có nghĩa là, những phản hồi nào đơn giản hơn hoặc nhanh hơn sẽ được xử lý sớm hơn. Do đó, trình duyệt sẽ tận dụng được một khoảng thời gian đáng kể trong quá trình phân tích và phản hồi Request trên Internet.
Multiplexed (Ghép kênh) của HTTP/2 là gì?
Để có thể hiểu rõ hơn ưu điểm này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một chút về mối liên hệ của TCP và HTTP. Trên thực tế, TCP chính là giao thức chính thực hiện việc truyền dữ liệu thông qua mạng Internet. Và HTTP chính là một Level cao cấp hơn so với TCP. Điều này có nghĩa rằng, nếu có 1 Request HTTP được gửi đi, thì cũng sẽ có một kết nối TCP được hình thành.
HTTP/2 có khả năng xử lý nhiều Request và Rresponse trên cùng 1 Connection.
Trong giao thức HTTP/1.1, một Request như vậy chỉ có thể được xử lý trên một kết nối TCP. Thêm vào đó, mỗi trình duyệt thường khởi động từ 4 - 8 kết nối, đi kèm những gói dữ liệu có dung lượng lớn và tốc độ chậm. Những yếu tố này có thể khiến quá trình Đownload của các File khác bị chậm trễ. Do đó, cần phải có một giải pháp hiệu quả hơn, có khả năng xử lý Multiple Request và Response trên cùng một TCP Connection. Và đây chính là điều mà HTTP/2 hoàn toàn có thể làm được cho bạn.
Cơ chế Server Push HTTP/2 là gì?
Cơ chế Server Push cho phép dữ liệu được gửi đi trước khi nó được trình duyệt yêu cầu. Vậy tại sao tính năng này lại cần thiết?
Quá trình truy vấn, phân tích dữ liệu của một trang Web thường sẽ tốn rất nhiều thời gian. Vì vậy, khi chế độ Server Push này được áp dụng, bạn sẽ tiết kiệm được một khoảng thời gian đáng kể cho quá trình phân tích dữ liệu. Nhờ đó, tốc độ tải trang cũng sẽ được cải thiện hơn rất nhiều.
Lý do khiến HTTP/2 rất quan trọng đối với SEO là gì?
HTTP/2 quan trọng đối với SEO bởi vì tốc độ trang Web là yếu tố quan trọng để đánh giá xếp hạng Website trên Google. Theo đó, với sự ra đời của chỉ mục ưu tiên trên thiết bị di động, Google sẽ theo dõi sát sao tốc độ tải trang Web di động của bạn. Chưa kể đến việc, các trang Web ngày càng lớn hơn với nhiều nội dung hơn như HTML, JavaScript, CSS, hình ảnh,…đã làm cho thời gian tải lâu hơn.
Một vấn đề khác mà chúng ta cần quan tâm đó chính là độ trễ - đặc biệt là trên thiết bị di động. Thời gian chờ của bạn càng dài, thời gian gửi yêu cầu đến máy chủ và đợi máy chủ phàn hổi càng lâu. Đó là lý do vì sao việc sử dụng CDN (Mạng phân phối nội dung) là rất cần thiết để giảm thời gian gửi dữ liệu.
HTTP/2 là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng SEO.
Bạn có thể cải thiện vấn đề này bằng cách tinh chỉnh cách máy chủ xử lý các tác vụ. Về cơ bản, HTTP/1.1 không phải là lựa chọn hoàn hảo để thực hiện nhiệm vụ này. Thay vào đó, giao thức HTTP/2 sẽ giúp quản lý quá trình này một cách dễ dàng hơn đối với các máy chủ và trình duyệt. Nhờ vậy, tốc độ tải trang cũng được cải thiện đáng kể. Do đó hiện nay các gói Hosting WordPress chất lượng hiện nay đều hỗ trợ tự động HTTP/2 và SSL để phục vụ nhu cầu SEO của khách hàng. Tất nhiên khi khách hàng đăng ký thuê Hosting WordPress tại Mắt Bão cũng đã bao gồm HTTP/2.
Kết luận
Tóm lại, HTTP/2 - giao thức mới nâng cấp hơn so với HTTP/1.1 là một trong những công nghệ truyền dữ liệu trên mạng Internet hiệu quả để bạn trải khai trên máy chủ của mình. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu được HTTP/2 là gì, cũng như cách tận dụng HTTP/2 để tăng hiệu quả SEO.
Tìm hiểu thêm: