Băng Thông Là Gì? Ảnh Hưởng Của Băng Thông Đến Website Như Thế Nào?
Trong thế giới internet, hẳn bạn đã nghe nhiều về cụm từ “băng thông”, “bandwidth”, “băng thông web hosting”… nhưng chắc chắn sẽ không thể hiểu rõ rằng các cụm từ này có nghĩa là gì? Và băng thông có tác dùng gì với server, hosting,.... Bài viết này chúng tôi sẽ giải thích cho các bạn hiểu rõ hơn về băng thông là gì? Có vai trò như thế nào đối với hoạt động của website?
Băng thông là cụm từ gắn liền với website.
Để trả lời cho câu “băng thông là gì” bạn có thể hiểu nôm na đó là con đường dẫn lối vào một ngôi nhà, mà ngôi nhà đó chính là website của bạn trên một mảnh đất là hosting. Và tất nhiên, con đường càng rộng thì có thể có nhiều người đi đến ngôi nhà cùng lúc mà không lo bị “tắt đường”.
Đọc thêm: Hosting là gì?
Khái niệm băng thông (bandwidth) là gì?
Hiểu một cách chính xác, băng thông (tên quốc tế là bandwidth) là một DTR (Data Transfer Rate – số lượng dữ liệu được chuyển từ nơi này tới nơi khác trong một thời gian cụ thể) và thường được đo bằng số bit trên giây (bps), có thể là triệu bit mỗi giây (megabits mỗi giây, hoặc Mbps) hoặc hàng tỷ bit mỗi giây (gigabit mỗi giây, hoặc Gbps).
Vì thế, những tác vụ download có dung lượng lớn như phim full HD hoặc các đoạn nhạc dài sẽ tiêu tốn nhiều băng thông hơn là download 1 văn bản.
Phân loại băng thông
Có 3 loại băng thông sau đây:
a). Băng thông được cam kết (Commited bandwidth):
Mỗi tháng nhà cung cấp sẽ cấp một lượng băng thông nhất định theo cam kết trong hợp đồng, do đó nếu sử dụng vượt qua lượng băng thông đã quy định thì bạn phải trả thêm phí cho nhà cung cấp dịch vụ.
b). Băng thông được chia sẻ (Shared bandwidth):
Thông thường một gói băng thông được sử dụng bởi nhiều máy chủ khác nhau, do đó tùy theo nhu cầu bạn có thể sử dụng từ tối thiểu hay đối đa gói băng thông đó. Nhưng thường thì bạn chỉ sử dụng được dưới 100Mbps vì phần còn lại phải chia sẻ cho những người khác. Và các nhà cung cấp băng thông chia sẻ chỉ cam kết cung cấp cho người dùng lượng băng thông tối thiểu khoảng 10 – 20 Mbps, phù hợp với các dịch vụ có dung lượng nhỏ để tránh được tình trạng đầy băng thông, làm VPS bị đơ hay dừng hoạt động.
c). Băng thông riêng (Delicated bandwidth):
Đây là loại băng thông được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, vì lý do người sử dụng không cần chia sẻ với ai và cũng không bị giới hạn số lượng dữ liệu được chuyển giao. Tất nhiên với kiểu băng thông này, giá sẽ đắt hơn so với 2 loại băng thông trên.
Băng thông có ảnh hưởng gì đến việc website bị dừng hoạt động không?
Thông thường khi website bị dừng hoạt động và không đăng nhập được thì người dùng dễ nhầm lẫn là website đã bị hacker tấn công hoặc hosting gặp sự cố nào đó. Lý do là bởi website đã hết băng thông web hosting. Vậy băng thông web hosting là gì?
Web hosting là nơi chứa các loại nội dung (thông tin, hình ảnh...) website trên một không gian máy chủ có cài đặt các dịch vụ Internet. Ngoài ra, đây còn là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin giữa website và người truy cập. Và băng thông web hosting chính là thông số chỉ dung lượng thông tin tối đa mà website của bạn được lưu chuyển qua lại mỗi tháng.
Nhưng khi nhắc đến băng thông web hosting người ta thường nhầm lẫn giữa băng thông đường truyền và băng thông truyền tải, trong khi băng thông đường truyền chỉ về tốc độ đường truyền của Internet, còn băng thông web hosting chính là lưu lượng truyền tải dữ liệu của website trên một hosting, hoàn toàn không ảnh hưởng đến tốc độ đường truyền của Internet.
Băng thông web hosting càng lớn, tốc độ load web càng nhanh.
Ví dụ: Khi khách hàng mua gói dịch vụ có giới hạn băng thông là 4000MB/tháng, nghĩa là khi có ai đó đăng nhập vào website và tải bất kì một file nào đó có dung lượng 200MB thì số dư băng thông truyền tải còn lại trong tháng là 3800MB, cứ thế lượng băng thông sẽ hết khi chưa kết thúc tháng thì lúc đó website sẽ không còn truy cập được và bắt buộc phải thiết lập lại sau mỗi tháng, hoặc liên hệ với nhà cung cấp để mua thêm băng thông nhằm tiếp tục duy trì website.
Thông thường với những gói dịch vụ hosting có giới hạn như vậy thường không thích hợp cho các website bán hàng online do băng thông web hosting có thể hết bất kỳ lúc nào, dẫn đến không truy cập được website và mất khách hàng. Nếu không may mua lượng băng thông không đủ thì nó sẽ cản trở tốc độ truy cập website của bạn, ngược lại nếu băng thông đủ lớn sẽ phục vụ được các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin của website.
Vì những lý do trên có thể thấy rằng, băng thông mà khách hàng mua mỗi tháng có vai trò rất quan trọng nhất là đối với những website kinh doanh online. Nên trước khi bạn mua gói hosting, nên chọn các gói không giới hạn băng thông để tránh tình trạng hết giữa chừng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh.
Nguồn: matbao.net