Cách kiểm tra bảo mật Website để dữ liệu luôn an toàn
Để giúp Website luôn an toàn, bạn hãy tham khảo một số cách kiểm tra bảo mật Website. Đây là bước đầu bạn phải thực hiện trước khi xây dựng thương hiệu trên nền tảng Internet.
Kiểm tra bảo mật Website sẽ giúp giữ trang Web được an toàn hơn.
Hầu hết nhiều bạn không quan tâm mấy đến vấn đề bảo mật và nghĩ rằng Website của mình sẽ không bao giờ bị Hack. Nhưng đến khi mọi chuyện xảy ra thì bạn đã phải chịu một số hậu quả khá nặng nề. Bạn sẽ không biết được trang Web của mình bị tấn công vào thời gian nào. Vì vậy, hãy tham khảo cách kiểm tra bảo mật Website mà tôi giới thiệu dưới đây. Nó sẽ giúp trang Web và dữ liệu của bạn luôn được bảo mật và an toàn đấy.
MỤC LỤC:
Tại sao cần kiểm tra bảo mật Website?
Kiểm tra Website là công việc kiểm tra kỹ lưỡng, chuyên sâu về bảo mật tổng thể của trang Web. Bao gồm việc tìm kiếm và loại bỏ các phương pháp bảo mật và các công cụ lỗi thời. Vì chúng có thể khiến cho trang Web của bạn xảy ra lỗ hổng và gặp sự cố. Việc kiểm tra bảo mật trang Web sẽ giúp cho bạn:
- Xác định các lỗ hổng và các vi phạm bảo mật tiềm ẩn từ trang Web của mình.
- Tiếp theo là phân tích trạng thái bảo mật của Website và loại bỏ mọi lỗ hổng bảo mật.
- Bạn dễ dàng phát hiện rủi ro ở giai đoạn đầu giúp xây dựng chiến lược giảm thiểu rủi ro.
- Nhờ vậy mà bạn xác định được các giải pháp mạnh mẽ chống lại các rủi ro về bảo mật.
Tốt nhất, bạn nên kiểm tra bảo mật trang Web của mình mỗi năm hoặc hai năm một lần. Tuy nhiên, tùy thuộc vào quy mô trang Web mà bạn có thể tăng tần suất kiểm tra lên.
5 bước kiểm tra bảo mật Website để đảm bảo an toàn
Tùy vào mỗi trang Web khác nhau sẽ có cách kiểm tra bảo mật Website khác nhau. Tuy nhiên sẽ có những điểm chung nhất định.
Tôi sẽ liệt kê 5 bước kiểm tra bảo mật cơ bản sau:
- Bước 1: Kiểm tra lại tình trạng bảo mật mặc định của CMS
- Bước 2: Kiểm tra lại các phân quyền
- Bước 3: Update bảo mật cho CMS
- Bước 4: Update và tạo bản Backup cho Website
- Bước 5: Thực hiện một số biện pháp bảo mật cho Website
Cụ thể như sau:
Kiểm tra lại tình trạng bảo mật mặc định của CMS
Kiểm tra lại tình trạng của CMS để không bị xâm nhập bởi các thực thể độc hại.
Nội dung là phần trái tim, là xương sống của trang Web và bất kỳ ai cũng có thể đăng hoặc xóa nội dung thông qua cổng thông tin. Thậm chí những người có quyền truy cập vào CMS thì có thể đưa Website vào chế độ ngoại tuyến.
Chắc chắn rằng không ai muốn các thực thể độc hại có quyền truy cập vào CMS của mình. Vì vậy, tôi khuyên bạn hãy thay đổi các cài đặt mặc định bao gồm:
- Đặt mật khẩu mạnh và cập nhật tên người dùng tài khoản thường xuyên.
- Xóa các tài khoản hoặc người dùng nếu như bạn không muốn họ truy cập CMS nữa.
- Bạn nên tắt nhận xét từ người dùng ẩn danh.
- Bảo mật thông tin Back-End để khách truy cập Website chỉ có thể xem những gì bạn muốn họ xem.
- Thiết lập các công cụ xác thực đầu vào để xác minh dữ liệu đã nhập trên trang Web của bạn.
Kiểm tra lại các phân quyền
Chỉ nên cấp quyền cho người dùng để họ chỉ có quyền đọc mà không thể thay đổi.
Bạn có thể phân quyền tệp và thư mục để cấp quyền truy cập vào phần tử của trang Web. Máy chủ sẽ xác nhận quyền truy cập của người dùng mỗi khi họ cập nhật nội dung trang Web. Điều này nhằm đảm bảo rằng họ sẽ không thay đổi được những gì mà bạn không cho phép.
Với cách kiểm tra bảo mật Website này, bạn hãy kiểm tra các quyền truy cập và các cài đặt:
- Danh sách người dùng, các thuộc tính và quyền tương ứng của họ: Điều này nhằm đảm bảo rằng bạn chỉ ủy quyền cho một số tài khoản người dùng nhất định. Và chỉ có họ mới có quyền thực hiện một số thay đổi đối với trang Web của bạn.
- Nhóm người dùng: Nhóm này thường được phân loại là chủ sở hữu, nhóm hoặc công chúng. Các nhóm này có các cấp độ truy cập khác nhau, với chủ sở hữu có quyền truy cập đọc/ ghi hoàn toàn. Người dùng sẽ bị hạn chế quyền truy cập và chủ yếu được cấp quyền chỉ được đọc.
- Quyền đọc, ghi và thực thi tệp: Bạn nên phân quyền chỉ chủ sở hữu mới có thể cài đặt Plugin hoặc kích hoạt ứng dụng. Trong khi đó đối với người dùng tiêu chuẩn thì chỉ có thể đọc được nội dung.
Update bảo mật cho CMS
Bạn hãy luôn nâng cấp bảo mật CMS của mình lên phiên bản mới nhất.
Các nền tảng CMS điển hình như trên WordPress, họ thường xuyên gửi cho bạn các lời khuyên. Kèm theo đó là các ghi chú nêu ra một số phương pháp tốt nhất cho CMS của bạn. Không phải bất kỳ phương pháp nào bạn cũng áp dụng theo, mà hãy cân cân nhắc thật kỹ để chọn giải pháp phù hợp.
Dưới đây là cách kiểm tra bảo mật Website để đảm bảo rằng CMS của bạn luôn được bảo mật:
- Cập nhật CMS của bạn lên phiên bản mới nhất: Làm như vậy sẽ bảo vệ CMS khỏi các mối đe dọa và lỗ hổng bảo mật.
- Cập nhật các Plugin và ứng dụng của bạn: Để chúng tương thích với các phiên bản CMS mới và chứa các bản sửa lỗi bảo mật mới nhất.
- Cài đặt Plugin bảo mật: Đảm bảo chúng có thể thực hiện các tác vụ bảo mật nền. Chẳng hạn như phát hiện xâm nhập và có thể thiết lập cảnh báo tùy chỉnh.
- Xây dựng môi trường thử nghiệm: Đây là để kiểm tra bản cập nhật mới trước khi kết hợp nó trên trang Web của bạn. Môi trường thử nghiệm giúp bạn dễ dàng kiểm tra tất cả các tính năng mà không mất thời gian. Sau khi hài lòng với hiệu suất đó, bạn có thể áp dụng các thay đổi cho Website của mình.
Update và tạo bản Backup cho Website
Tạo bản sao cho Website để phòng trường hợp xảy ra sự cố hay vi phạm bản quyền.
Không Backup Page là một trong những sai lầm lớn nhất mà bất kỳ chủ sở hữu Website nào cũng có thể mắc phải. Thời gian đầu khi xây dựng Website tôi cũng mắc phải sai lầm này, đó là không thiết lập các bản sao lưu.
Theo kinh nghiệm của tôi, bạn phải đảm bảo sao lưu cơ sở dữ liệu hỗ trợ của trang Web. Vì nếu hệ thống bị lỗi hoặc vi phạm bảo mật thì Website có thể mất tất cả dữ liệu. Trường hợp này, bạn sẽ dùng bản sao lưu để thiết lập lại Website mà không phải xây dựng lại.
Cách kiểm tra bảo mật Website và giữ nó luôn an toàn cũng không quá khó, bạn hãy ghi nhớ một số lưu ý sau:
- Tạo nhiều bản sao lưu: Thực hiện việc này trên nhiều vị trí khác nhau và ở các định dạng khác nhau. Nó sẽ có đầy đủ các tùy chọn khi bạn khôi phục trang Web của mình. Ngoài bộ nhớ kỹ thuật số hoặc đám mây, hãy lưu trữ một bản sao vật lý trên USB.
- Lên lịch sao lưu thường xuyên tự động: Điều này để đảm bảo rằng bạn không bỏ lỡ bất kỳ chu kỳ sao lưu nào.
- Chuẩn bị kế hoạch khẩn cấp: Bạn có thể có hệ thống an ninh mạnh mẽ, nhưng nó vẫn có lợi thế hơn nếu bạn chuẩn bị cho tình huống xấu nhất.
- Kiểm tra bản sao lưu của bạn trên máy thử nghiệm: Để đảm bảo bạn không khôi phục dữ liệu từ tệp sao lưu bị hỏng hoặc bị thiếu.
Thực hiện một số biện pháp bảo mật cho Website
Để giữ Website luôn an toàn, hãy áp dụng một số tác vụ bảo mật cho nó.
Khi bạn làm việc trên môi trường Internet thì bất cứ điều gì cũng có thể sẽ xảy ra. Dưới đây là các tác vụ quan trọng hơn mà bạn nên thêm vào cách kiểm tra bảo mật Website:
- Tắt tính năng duyệt thư mục theo định kỳ: Điều này sẽ hoạt động trong trường hợp nó được kích hoạt do một số trục trặc.
- Vô hiệu hóa liên kết nóng trong hình ảnh: Vì liên kết nóng ảnh hưởng đến băng thông và nó sẽ chiếm đoạt tài nguyên trang Web của bạn.
- Mua chứng chỉ SSL: Thực hiện việc này để che giấu dữ liệu đi vào hoặc rời khỏi trang Web của bạn. Tìm hiểu thêm: Bảo mật SSL Mắt Bão
- Thiết lập chính sách mật khẩu: Thực hiện theo các quy trình tạo và duy trì mật khẩu một cách tốt nhất.
- Sử dụng giao thức truyền tệp an toàn hoặc giao thức vỏ bảo mật: Điều này cho phép bạn mã hóa bất kỳ quá trình truyền tệp nào.
Xây dựng nội dung, thương hiệu và duy trì một trang Web có thể khá khó khăn. Vì vậy ngay từ bước bảo mật, bạn hãy thực hiện thật kỹ để tránh rủi ro sau này. Bạn có thể tham khảo và áp dụng theo cách kiểm tra bảo mật Website mà tôi giới thiệu ở trên. Ngoài việc giúp Website tránh bị Hack thì nó sẽ luôn giữ cho dữ liệu của bạn an toàn. Hãy nhớ sao lưu dữ liệu thường xuyên để không phải mất thời gian xây dựng lại nếu Website của bạn bị sự cố và mất hết dữ liệu nhé.
Tìm hiểu thêm các bài viết khác về Bảo Mật SSL Matbao: