facebook com
Thứ năm, 12/08,2021, 10:04

Hàng Việt Vào EU Qua Thương Mại Điện Tử Khi Nào Phải Nộp Thuế VAT?

Thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới đang là cơ hội ngày càng lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam tại châu Âu. Tuy nhiên, theo Thị trường châu Âu, châu Mỹ (Bộ Công Thương), doanh nghiệp muốn bán hàng Việt vào EU phải thu thuế giá trị gia tăng (VAT) theo mức tại nước của người mua.

 

1. Từ 1/7/2021, hàng Việt vào EU qua sàn thương mại điện tử phải nộp thuế VAT

Cụ thể, theo Chỉ thị của Hội đồng châu Âu, nếu muốn bán hàng Việt vào EU trong bối cảnh giao dịch trực tuyến, bất kỳ nhà bán hàng Online, sàn giao dịch thương mại điện tử nào đều phải đăng ký kinh doanh ở một nước thành viên EU.

Khi tiến hành bán hàng, người bán hoặc sàn giao dịch phải thu thuế VAT theo mức tại nước của người mua. Điều này có nghĩa sàn giao dịch hoặc người bán phải biết thuế VAT của nước khách hàng.

Với phương thức này, nếu người bán đăng ký trên thủ tục một cửa nhập khẩu (IOSS - Import One-Stop Shop) của từng nước thành viên, khách hàng sẽ biết giá cuối cùng, đã bao gồm VAT, không có phí hoặc lệ phí ẩn.

Trong trường hợp người bán không đăng ký IOSS, khách mua hàng trực tuyến sẽ thanh toán VAT khi nhập khẩu hàng hóa bán hàng Việt vào EU.

Các nhà cung ứng dịch vụ Logistics như bưu điện hoặc người giao hàng có thể tính thêm phí thông quan cho khách hàng để thu khoản VAT này và hoàn thành các thủ tục cần thiết khi nhập khẩu hàng hóa.

Vì khách hàng EU đã quen với giá bao gồm VAT, việc thanh toán các khoản phí bổ sung tại thời điểm nhận hàng có thể dẫn đến việc khách hàng từ chối gói hàng được đề cập.

Hàng Việt qua EU trên sàn thương mại điện tử

Hàng Việt qua EU trên sàn thương mại điện tử.

Người tiêu dùng và doanh nghiệp có lợi ích gì?

  • Người tiêu dùng khi mua hàng trực tuyến từ bên ngoài hoặc bên trong EU, thuế suất VAT được áp dụng giống như đối với hàng hóa mua tại nước họ.
  • Hơn nữa còn đảm bảo VAT được thanh toán tại nơi tiêu thụ hàng hóa.
  • Còn đối với doanh nghiệp EU sẽ giúp phát triển trong môi trường đơn giản hơn, công bằng hơn và vượt qua các rào cản đối với bán hàng trực tuyến xuyên biên giới.
  • Đặc biệt, nhờ việc tăng thanh toán thuế VAT, tất cả các quốc gia thành viên sẽ được lợi hơn bởi điều này sẽ hạn chế việc gian lận thuế VAT.

2. Chiến lược dài hạn giúp đưa hàng Việt vào EU qua thương mại điện tử thành công

2.1 Được miễn thuế nhập khẩu nếu lô hàng Việt giá trị dưới 150 Euro

Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát tới nay, hoạt động giao dịch mua bán hàng trực tuyến tăng vọt trên thế giới và EU cũng không là ngoại lệ.

Người dân EU không chỉ mua hàng và dịch vụ trực tuyến trong nước mà còn mua hàng từ nước thành viên EU khác cũng như từ một số nước ngoài lãnh thổ EU, đặc biệt là hàng hóa từ Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Bởi thế, theo quy định mới của EU, từ ngày 1/7/2021, tất cả hàng hóa được đưa vào EU có nguồn gốc giao hàng từ nước thứ ba đều thuộc diện chịu VAT và phải khai báo hải quan.

Theo đó, nếu như từ trước đến nay bất kỳ hàng hóa nào khi đưa vào EU và bán cho người tiêu dùng cuối cùng đều phải chịu thuế VAT, ngoại trừ những hàng hóa có giá trị dưới 22 euro được mua trực tuyến từ một nước thứ ba ngoài lãnh thổ EU.

Hay như thuế nhập khẩu, hiện đang chưa áp dụng đối với hàng nhập khẩu theo phương thức thương mại điện tử có giá trị dưới 150 euro. Thì nay cả hai hoạt động thương mại trực tuyến này đều phải nộp thuế VAT.

Lập luận từ EU cho biết trong bối cảnh đại dịch Covid-19, hoạt động giao dịch mua bán hàng hóa trên thương mại điện tử tăng vọt mạnh.

Giao dịch thương mại điện tử đang phát triển, quy định này của EU ảnh hưởng đến cả người tiêu dùng EU và các doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng B2C (Business to Customer) trên nền tảng trực tuyến, từ một nước thứ ba ngoài lãnh thổ EU.

EU thay đổi quy định thuế liên quan đến hàng hóa B2C từ 1/7/2021

EU thay đổi quy định thuế liên quan đến hàng hóa B2C từ 1/7/2021.

Tuy nhiên đối với EU, quy định mới trên sẽ góp phần phát triển giao dịch thương mại điện tử theo hướng tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thương mại điện tử trong và ngoài EU.

Đối với Việt Nam, dù vẫn ở mức khởi đầu nhưng doanh nghiệp cũng đã thành công trong việc bán hàng Việt vào EU xây dựng xuất khẩu trực tuyến sang nước ngoài, chẳng hạn như việc 3 tấn vải thiều đầu tiên đã được nhập khẩu sang Đức qua Sàn thương mại điện tử Voso.

Đây là từng bước phát triển để bán hàng Việt vào EU, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử xuyên biên giới cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.

Tất nhiên nhà cung ứng sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hàng hóa của mình trước người tiêu dùng EU, theo các quy định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của EU.

Có thể nói, TMĐT xuyên biên giới sẽ mở ra câu chuyện xuất khẩu cho các sản phẩm nông sản nói chung và các sản phẩm khác vốn là thế mạnh của Việt Nam, nhất là khi Hiệp định thương mại tự do EVFTA đã chính thức có hiệu lực.

Với lợi thế của TMĐT, Cơ hội này không chỉ cho doanh nghiệp xuất khẩu nói chung mà cho cả các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp địa phương, hợp tác xã, các cá nhân có sản phẩm chất lượng tốt và biết vận dụng TMĐT xuyên biên giới để bán hàng Việt qua EU.

Mở rộng cơ hội đưa hàng Việt gia nhập với thị trường quốc tế

Mở rộng cơ hội đưa hàng Việt gia nhập với thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, cơ hội bao giờ cũng đi kèm với thách thức. Đó là những khó khăn trong vận chuyển, bảo quản hàng hoá, khâu thông quan hàng hóa, hiểu biết về thủ tục xuất nhập khẩu và đặc biệt là đối với lĩnh vực TMĐT xuyên biên giới.

Đây chính là những vấn đề mà doanh nghiệp, các nhà bán hàng Việt Nam cần phải tìm hiểu và nắm bắt để có thể thành công bán hàng Việt vào EU.

2.2 Doanh nghiệp cần chiến lược tiếp cận 1 cách bài bản

Để phát triển bán hàng Online qua sàn giao dịch TMĐT tới người tiêu dùng EU, doanh nghiệp Việt Nam cần đăng ký kinh doanh ở một nước EU và nên khai báo các giao dịch theo trang web IOSS của từng nước thành viên.

Nếu nhà cung ứng TMĐT không có trụ sở tại một nước EU thì cần phải chỉ định một đại diện đăng ký tại EU để thực hiện các thủ tục và nghĩa vụ thuế VAT.

EU thành lập Hệ thống IOSS để thông quan hàng hóa với những giao dịch thương mại điện tử có giá trị từ 150 euro trở xuống.

Điều này sẽ cho phép người bán hoặc thị trường trực tuyến tính thuế VAT tại điểm bán hàng.

Nếu người bán có đăng ký IOSS, giá niêm yết cho khách hàng sẽ là giá đã bao gồm thuế VAT.

Nếu người bán không đăng ký IOSS, giá niêm yết có thể không tính thuế VAT, khách mua hàng trực tuyến sẽ thanh toán thêm thuế VAT khi hàng hóa nhập khẩu vào EU.

Các nhà cung cấp dịch vụ như bưu điện hoặc người giao hàng có thể tính thêm phí thông quan cho khách hàng để thu khoản thuế VAT này và hoàn thành các thủ tục cần thiết khi nhập khẩu hàng.

Những chiến lược lâu dài để đẩy mạnh bán hàng Việt trong EU

Những chiến lược lâu dài để đẩy mạnh bán hàng Việt trong EU.

Doanh nghiệp Việt Nam có thể thấy TMĐT xuyên biên giới đang là cơ hội ngày càng lớn tại châu Âu và cơ hội thành công trên thị trường này rất lớn, nếu tiếp cận một cách bài bản và có chiến lược dài hạn.

Qua bài viết trên, Mắt Bão cung cấp những thông tin hữu ích từ những giao dịch bán hàng Việt vào EU qua các sàn thương mại điện tử, giúp người tiêu dùng có thể áp dụng vào chiến lược của mình để có thể mở rộng thị trường kinh doanh nhé!

Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook để ủng hộ đội ngũ viết bài của Mắt Bão nhé!
Bài viết liên quan
Đừng bỏ lỡ tin tức mới sẽ giúp ích cho việc kinh doanh của bạn Đăng ký nhận tin, nhận ngay bài haynhững ưu đãi bất ngờ từ Mắt Bão.
Dịch vụ bạn muốn nhận tin
Đọc nhiều nhất