Khách hàng quan tâm chất lượng sản phẩm hay cảm xúc khi mua hàng?
Khi mua hàng, khách hàng quan tâm chất lượng sản phẩm hay cảm xúc? Hiển nhiên khách hàng quan tâm đến chất lượng, tuy nhiên đó không phải là tất cả.
Chính cảm xúc khi mua là yếu tố quyết định khách hàng sẽ mua sản phẩm từ ai? Cùng Mắt Bão tìm hiểu về cách khơi gợi cảm xúc khách hàng, từ đó đề ra chiến lược Marketing hiệu quả thu hút sự quan tâm của khách hàng.
MỤC LỤC:
- Cần làm gì để khơi gợi cảm xúc của khách hàng?
- Thương hiệu lớn đã làm gì để truyền cảm hứng cho khách hàng?
Trải nghiệm và cảm xúc là điều mà khách hàng quan tâm nhất khi mua sản phẩm
Cần làm gì để khơi gợi cảm xúc của khách hàng?
Khơi gợi cảm xúc khách hàng chính là yếu tố thu hút sự quan tâm để khách hàng tìm đến bạn
Thương hiệu truyền cảm hứng sẽ thu hút quan tâm của khách hàng
Làm thế nào để xây dựng một thương hiệu truyền cảm hứng? Cảm hứng thực chất đến từ sự cá tính và những điều tuyệt vời bên trong mỗi con người. Vì vậy, thay vì nhấn mạnh yếu tố chất lượng, nhiều nhãn hàng chú trọng đến thiết kế mặt tính cách mà họ muốn chứng thực, cho đến loại quảng cáo họ sử dụng.
Mục đích của điều này là để khách hàng cảm nhận được tiềm năng tuyệt vời của họ. Truyền đạt rằng họ có khả năng làm được những gì họ muốn.
Điều thương hiệu cần làm là khơi gợi những cảm xúc tuyệt vời bên trong khách hàng
Vậy cảm xúc mà thương hiệu muốn truyển tải là gì? Đó phải là những cảm xúc lớn lao tiềm ẩn bên trong mỗi người. Việc mà các thương hiệu cần làm là phải gợi lên những cảm xúc tuyệt vời đó trong mỗi khách hàng. Để họ cảm nhận được họ thực sự cần gì? Họ đang thực sự muốn gì?
Tạo sự chú ý để thu hút quan tâm của khách hàng
Bằng cách gây chú ý, khách hàng sẽ quan tâm đến bạn khi tạo được điểm nhấn trong lòng họ.
Robert Greene là một tác giả và diễn giả người Mỹ nổi tiếng với các cuốn sách về chiến lược và truyền cảm hứng. Trong tác phẩm kinh điển 48 Điều Luật Của Quyền Lực của mình, Robert đã nhấn mạnh rằng “Không thấy được tức là không giá trị”. Theo ông, việc gây sự chú ý đến khách hàng là điều vô cùng quan trọng. Gây chú ý sẽ ảnh hưởng đến sự sống còn của thương hiệu. Bạn cần tạo ra sự chú ý cho dù là ở mặt tiêu cực đi chăng nữa.
Trên thực tế, có không ít thương hiệu, mặc dù sản phẩm của họ không phải là tốt nhất, nhưng doanh thu của họ lại luôn xếp đầu. Tại sao vậy? Bởi vì họ biết cách khiến mọi người bàn tán về mình.
Cố ý xây dựng những quảng cáo gây tranh cãi chính là chiến lược của nhiều thương hiệu lớn. Sự tranh cãi sẽ khiến thương hiệu của mình được nhiều người biết đến hơn. Chính sự bàn tán sẽ trở thành một công cụ quảng bá miễn phí cho thương hiệu của bạn. Quảng bá tốt sẽ giúp tăng thêm lợi nhuận của thương hiệu. Không ít nhãn hàng đã thực sự thành công với phương pháp này.
Thương hiệu lớn đã làm gì để truyền cảm hứng cho khách hàng?
Chiến lược thu hút sự quan tâm của khách hàng từ Nike
Thương hiệu Nike với phương châm “Just do it” và mong muốn mang đến những cảm xúc hoàn hảo nhất cho khách hàng
Chiến lược của Nike là một ví dụ điển hình trong việc xây dựng thương hiệu truyền cảm hứng. Trong các quảng cáo của mình, Nike không quá chú trọng về chất lượng sản phẩm. Nike luôn nhấn mạnh đến cảm giác của khách hàng khi sử dụng sản phẩm.
Nike luôn chọn các vận động viên nổi tiếng để quảng cáo cho sản phẩm. Vì sao? Để nhấn mạnh rằng, với Nike, người dùng có thể vượt qua mọi định kiến. Cũng với sản phẩm của Nike, khách hàng có khả năng làm được những gì mà họ mong muốn.
Mục đích của Nike chính là mang đến sự hoàn hảo nhất mà mỗi khách hàng tự khơi gợi trong tâm trí. Khi đến với Nike, khách hàng biết được họ đang mua cái gì? Lý do tại sao họ lại tìm đến Nike mà không phải là những thương hiệu khác?
Khách hàng quan tâm tới từng lon Coca Cola
Coca Cola với chiến dịch “Cùng chia sẻ 1 lon coca” và kết quả vượt ngoài mong đợi
Coco Cola với chiến lược có phần “táo bạo” của mình và kết quả mà nó mang lại là điều không thể phủ nhận. Năm 2011, chiến dịch "Share a Coke" - “Cùng chia sẻ Coca” đã tạo nên một bước ngoặc lớn nằm ngoài mức mong đợi.
Với "Shake a Coke", Coca Cola bắt đầu in 150 cái tên phổ biến nhất ở Australia lên những chai coke. Mục đích của Coca nhắc nhở mọi người gắn kết mối quan hệ với những người bạn mà họ đã lâu không liên lạc. Hoặc thông điệp đơn giản hơn chỉ là một người bạn mới quen với lời nhắn nhủ : “Nếu bạn yêu/ muốn gặp gỡ/ nhớ/ thích/ lâu rồi chưa gặp Liam/…, hãy chia sẻ 1 lon nước ngọt (với cái tên Liam được in trên vỏ chai ) với anh ấy"
Ngay khi vừa mới phát động, chiến dịch này đã tạo nên một cơn “chấn động” mạnh. Coca Cola đã làm sôi trào cả đất nước "chuột túi". Kết quả là nhãn hàng này đã có được doanh số tăng đột ngột lần đầu tiên trong suốt 10 năm liên tục sụt giảm.
Muốn khách hàng quan tâm đến thương hiệu của mình, bạn phải biết được khách hàng đang muốn gì? Chất lượng sản phẩm thôi là chưa đủ, cần có sự phối hợp giữa chất lượng và cảm xúc của khách hàng. Cái khách hàng cần là những cảm xúc từ bên trong mà thương hiệu có thể khơi gợi lên cho họ.