Khám phá Google Web Stories là gì và lợi ích của nó
Thời gian gần đây Google cho mắt Web Stories bản thử nghiệm và thu hút được sự chú ý từ người dùng. Vậy Google Web Stories là gì?
MỤC LỤC:
- Google Web Stories là gì?
- Lợi ích của Google Web Stories là gì?
- Plugin WordPress Google Web Stories
- Snackable Content
- Các tính năng khác của Web Stories bạn nên biết
- Bạn có nên tải Plugin WordPress Web Stories không?
Google Web Stories là một phương pháp mới giúp tăng lưu lượng truy cập. Tính đến thời điểm hiện tại, Google mới chỉ công bố Plugin WordPress bản thử nghiệm cho phép các nhà xuất bản nội dung tận dụng Web Stories để thu hút người dùng. Có thể nói, đây là một cách tuyệt vời để bạn chiếm vị trí đầu bảng trên Google Search, Google Images, Discover, và Google App. Cùng xem phiên bản thử nghiệm của Google Web Stories có điểm nổi bật qua bài viết dưới đây.
Google Web Stories là gì?
Nhiều người thắc mắc không biết Google Web Stories là gì.
Google Web Stories là một định dạng mới của AMP (Accelerated Mobile Pages) - Dự án của Google nhằm tăng khả năng đáp ứng cũng như hiển thị của Website trên thiết bị di động. Nội dung của nó bao gồm tập hợp các trang ngắn, mỗi trang chứa tối đa 10 từ. Kích thước được đề xuất cho Web Story là từ 4 đến 30 trang.
Nhà xuất bản có thể kiếm tiền bằng Affiliate Links, Google Ad Manager và Google DV360 (Beta). Còn đối với người dùng, họ có thể sử dụng điện thoại di động để xem nhanh nội dung Google Web Stories. Google cho biết rằng, hầu hết những khách hàng của họ sử dụng ứng dụng này khi đang đi tàu điện ngầm hoặc ăn trưa.
Mặc dù còn nhiều tranh cãi, nhưng không thể phủ nhận AMP đã mang lại một nguồn lớn lưu lượng người đọc đối với các nhà xuất bản nội dung. Do vậy, Web Stories được xây dựng dựa trên AMP chắc chắn sẽ tạo nên thành công lớn trong việc thu hút người dùng. AMP Stories được viết và hiển thị bằng nhiều công cụ tương tự vốn được sử dụng để làm ra các bài báo AMP. AMP Stories sẽ tải nhanh hơn và thậm chí là được lưu xuống bộ nhớ đệm trên điện thoại trước khi bạn bấm vào xem.
Để có các nội dung AMP Stories, Google đã làm việc và trả một lượng tiền cho các nhà xuất bản. Không ai biết được lượng tiền này là bao nhiêu tuy nhiên Google xem đây như một loại quỹ phát triển thay vì là một khoản tiền thanh toán. Nó cũng tương tự như trường hợp Facebook từng làm với các Live Video.
Lợi ích của Google Web Stories là gì?
Tăng lưu lượng truy cập là lợi ích chính của Google Web Stories.
Các nhà sản xuất đang áp dụng định dạng câu chuyện trên Web vì nó có thể trở nên nổi bật, hấp dẫn và thu hút người dùng di động. Google Web Stories đại diện cho một phương pháp mới làm tăng lượng truy cập một cách đáng kể.
Trong thời gian gần đây, Web Stories đã bắt đầu xuất hiện trên Google News bà Google App. Mục đích là nhằm tăng tương tác và thu hút sự chú ý của người dùng đến công cụ này.
Plugin WordPress Google Web Stories
Phiên bản thử nghiệm của Plugin Web Stories vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.
Download Plugin Google Web Stories
Google đã công bố một Plugin WordPress để giúp các nhà sản xuất có thêm lưu lượng truy cập thông qua Web Stories. Cả Plugin WordPress và chương trình Web Story đều đang trong giai đoạn thử nghiệm.
Phiên bản cuối cùng của Plugin WordPress Web Stories sẽ được phát hành vào cuối mùa hè này, năm 2020. Phiên bản hiện tại bị thiếu chức năng hỗ trợ ảnh động và tệp đính kèm trang. Tuy nhiên, phiên bản cuối cùng sẽ được trang bị đầy đủ tính năng và cho khả năng hoạt động mượt mà hơn. Điều này một lần nữa cho thấy WordPress luôn là nền tảng đi đầu về SEO bởi tính cập nhật những kỹ thuật mới nhất. Đây có thể nói là một tin đáng mừng cho cộng đồng sử dụng WordPress, WordPress Hosting.
Snackable Content là gì?
Video kèm phụ đề giúp người dùng dễ dàng xem nội dung Google Web Stories ở nơi công cộng.
Stackable Content hay nội dung ngắn gọn là điểm mấu chốt của Google Web Stories. Các Video được khuyến nghị không dài quá 15 giây. Ngoài ra, Google cũng chỉ định rằng Video nên được quay ở chế độ dọc thay vì ở chế độ ngang. Bằng cách này, chúng sẽ hiển thị toàn màn hình trên thiết bị di động.
Tất cả các Video cần đi kèm phụ đề để người dùng có thể vừa xem Video vừa nắm bắt nội dung. Điều này vô cùng có ích trong các trường hợp người dùng không thể nghe tiếng mà chỉ có thể đọc, chẳng hạn như ở nơi công cộng, ồn ào hay những nơi họ bị phân tán sự chú ý.
Nội dung dài có thể được cung cấp dưới dạng liên kết đính kèm. Đây là một tính năng hữu ích vì nó cho phép nhà sản xuất thu hút sự chú ý của người dùng hơn thông qua Web Stories và chuyển hướng người dùng sang đọc toàn bộ bài viết nếu nó đủ thú vị đối với họ.
Các tính năng khác của Web Stories bạn nên biết
- Rich Story
- Web Storíes nổi bật trên nền tảng di động
- Chế độ toàn màn hình
- CTA
- Đọc Stories
- Các tính năng có khả năng được bổ sung sau thử nghiệm
Rich Story trên Web
Web Stories đem lại một trải nghiệm tương tự như Stories mà bạn đã quen thuộc trên mạng xã hội như Facebook, Instagram gồm một bộ sưu tập hình ảnh, Video và văn bản. Bạn chỉ cần bấm vào để xem trang tiếp theo. Sự khác biệt lớn ở đây là mỗi Story đều có một đường dẫn URL.
Nói rõ hơn, chúng là một trang Web và bạn có thể nhúng nó vào Website của mình, thậm chí là chia sẻ nó qua Email. Vì nó là một đường dẫn URL nên bạn có thể chia sẻ ở bất cứ đâu trên Online.
Web Stories dễ dàng được tìm thấy trên điện thoại di động
Khi tìm kiếm trên Google, bạn tìm thấy một số Web Stories. Đặc biệt, bạn cũng tìm thấy chúng trên điện thoại di động của mình vì chúng có một phần được gọi là Top Stories.
Chế độ xem toàn màn hình
Chế độ xem toàn màn hình là điểm nổi bật của Google Web Stories.
Một sự khác biệt đáng kể khác khi so sánh Google Web Stories và các nền tảng khác đó chính là nó có thể được sử dụng từ máy tính để bàn của bạn và ở chế độ toàn màn hình. Thật quá tiện lợi phải không nào.
Kêu gọi hành động (CTA)
Bạn có thể thêm lời kêu gọi hành động trên bất kỳ trang nào trong Story của mình để chuyển hướng đến trang Web hoặc sản phẩm chính mà bạn đang bán. Đặc biệt, bạn có quyền tự do tùy chỉnh các trang của mình như mong muốn.
Bạn có thể đọc Stories hoặc nội dung nhiều hơn
Xem nội dung nhiều hơn với Google Web Stories bạn nhé.
Ở cuối Story, bạn có thể liên kết đến các Stories hoặc trang khác trên Website của mình với tính năng Bookend. Đây luôn là một cách tuyệt vời để các doanh nghiệp cung cấp nhiều nội dung hơn đến khách hàng của họ.
Các tính năng sẽ có trong phiên bản chính thức
AMP đang thêm vào một vài các tính năng mới như: thành phần thăm dò và đố vui, khả năng vuốt lên đến nội dung Web, JavaScript API để lập trình điều khiển Story, xem lại Video. Thật là nhiều tiện ích phải không nào!
Bạn có nên tải Plugin WordPress Web Stories không?
Dù là phiên bản Beta, bạn vẫn nên tải Plugin Web Stories để làm quen các tính năng của nó.
Plugin đang trong giai đoạn thử nghiệm, không bao gồm đầy đủ các tính năng và có thể tồn tại lỗi. Tuy nhiên, có thể hữu ích nếu bạn tạo một Staging Site (trang thử nghiệm) để làm quen với nó trước khi phiên bản Plugin chính thức trình làng.
Một số thông tin liên quan dành cho bạn:
- Thông báo của Google về Plugin WordPress: https://google.github.io/web-stories-wp/beta/
- Tổng quan về Google Web Stories: https://amp.dev/about/stories/
- Trang hỗ trợ nhà phát triển của Google cho Google Web Story: https://developers.google.com/search/docs/guides/enable-web-stories
Với những tiện ích phong phú mà Google Web Stories mang lại, hy vọng rằng phiên bản chính thức của Plugin sẽ tích hợp đầy đủ tính năng và thu hút người dùng hơn nữa. Cùng chờ xem Plugin WordPress Web Stories phiên bản chính thức từ Google có gì bạn nhé.