facebook com
Thứ ba, 14/12,2021, 13:22

Product Concept - Chiến lược cạnh tranh sản phẩm bằng bao bì

Product Concept - Chiến lược sử dụng bao bì cực hữu hiệu giúp các doanh nghiệp thu hút khách hàng tốt hơn, góp phần làm nên thành công tăng doanh thu bền vững.

Thời đại hiện tại là thời đại mà người tiêu dùng có rất nhiều quyền lực trong việc mua sắm, lựa chọn hàng hóa. Chính vì thế, các doanh nghiệp cần có hướng đi đặc biệt nào đó thì mới có thể đủ để thu hút được sự quan tâm của họ. Bên cạnh giá cả, chất lượng, dịch vụ, làm “Concept sản phẩm” cũng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Vậy, Product Concept là gì, cùng theo dõi bài viết sau của Mắt Bão để hiểu thêm về thuật ngữ này nhé!

1. Product Concept là gì?

Đất nước Hàn Quốc nổi tiếng là nơi sáng tạo ra nhiều sản phẩm có thiết kế, kiểu dáng đẹp mắt, cuốn hút. Bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy những mặt hàng của họ được đặt tên rất “mời gọi” như:

  • Hay, đồ ngủ “Phù thủy Howards" của hãng thời trang Spao.
  • Cà phê đóng chai thương hiệu Cold Brew sử dụng hình ảnh của nhóm nhạc đình đám Bangtan BTS.
  • Mặt nạ dưỡng da “Dược liệu” cho làn da.

Thực chất, nếu quay về bản chất cốt lõi, thì các sản phẩm này hoàn toàn chỉ là dòng mặt nạ dưỡng da hay đồ ngủ và thức uống đóng chai,... Tuy nhiên, nhờ sự kết hợp, thể hiện độc đáo trên bao bì mà chúng trở nên bán chạy hơn, được lòng người tiêu dùng hơn. 

Cách thức dùng hình ảnh hay những ngôn từ sáng tạo thông qua bao bì hoặc truyền thông có tính thuyết phục cao được gọi là Product Concept. Mục đích của việc này chính là góp phần làm gia tăng sự hấp dẫn cho sản phẩm và kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng. Cơ sở để phát triển Product Concept chính là nền tảng sản phẩm có sẵn, sau đó người ta lựa chọn những đặc tính quan trọng của nó, đồng thời cường độ hóa lên để chúng càng trở nên hấp dẫn và khác biệt.

2. Quy trình tạo nên một Product Concept ấn tượng

Tạo nên Product Concept cho một sản phẩm thật ấn tượng có thể giúp doanh nghiệp thu hút được khách hàng và mang lại doanh thu như mong đợi. Thế nhưng, bạn cần có một quy trình cụ thể, rõ ràng và chi tiết, có thể liệt kê ra như sau:

Bước 1: Chuẩn bị, phát triển các ý tưởng Concept sản phẩm

Product Concept

Tìm kiếm và phát triển ý tưởng về Concept sản phẩm

Ý tưởng có thể đến từ mọi nơi, mọi thời điểm và từ nhiều hình thức đa dạng khác nhau. Nguồn phát triển ý tưởng có thể xuất phát từ công dụng sản phẩm hoặc nghiên cứu thị trường mà xuất hiện. Đôi khi việc đánh giá, phản hồi từ khách hàng cũng có khả năng trở thành ý tưởng làm Concept, nên bạn đừng bỏ qua nhé!

Bước 2: Lọc ý tưởng để tìm ra Concept ấn tượng nhất

Sau khi đã có nhiều ý tưởng đề ra, bước tiếp theo bạn cần làm là chọn lựa lại những ý tưởng phù hợp nhất. Những tiêu chí quan trọng mà bạn có thể dựa vào để đánh giá, chọn lọc bao gồm:

  • Tính khả thi của sản phẩm, khả năng và nguồn lực thực hiện ý tưởng của doanh nghiệp.
  • Điểm yếu của doanh nghiệp bạn là gì để tránh những ý tưởng cần đến các điểm yếu đó.
  • Ý tưởng có phù hợp với nhu cầu thị trường và nhu cầu khách hàng hay không, tiêu chí này rất quan trọng.
  • Ý tưởng có hợp với xu hướng hiện tại, có tạo nên sức hút dựa trên xu hướng đó được không.

Bước 3: Thu thập và xử lý thông tin thiết yếu

Để có được một Product Concept tốt, bạn nhất định không thể nào bỏ qua bước nghiên cứu cụ thể và kỹ lưỡng ý tưởng thực hiện. Giai đoạn này tốn khá nhiều thời gian cũng như công sức, thậm chí là thông tin. Sau khi đã thu thập được thông tin cần thiết, bạn còn phải xử lý và đánh giá, xem xét lại để lựa chọn cân nhắc đâu là dữ liệu có giá trị cao cho mình.

Bước 4: Đề xuất phương án làm Concept sáng tạo

Đề xuất phương án làm Concept sáng tạo

Dựa trên những ý tưởng ban đầu đề xuất phương án làm Concept thật sáng tạo

Dựa trên những ý tưởng ban đầu và dữ liệu vừa thu thập, doanh nghiệp sẽ tiến hành sáng tạo nên các phương án Concept sản phẩm trên một bản nháp để chọn lựa.

Bước 5: Phát triển phương án thành Concept chính thức

Sau khi chọn lựa được phương án và có sự thống nhất, bạn có thể bắt tay vào phát triển nó thành Concept chính thức. 

Bước 6: Thử sản phẩm ở các đối tượng khách hàng mục tiêu

Bước này, doanh nghiệp bạn thực hiện thử phản ứng của khách hàng mục tiêu với những Concept đó. Phản ứng của họ ra sao, thích hay không, có thuyết phục được họ là những gì bạn cần quan tâm.

Bước 7: Tạo Concept hoàn thiện

Product Concept

Concept hoàn thiện phải khả thi, đáp ứng được nhu cầu thị trường, nhu cầu khách hàng

Dựa trên cơ sở những ý kiến phản hồi từ khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp sẵn sàng hoàn thiện Product Concept. Concept này phái khả thi, phù hợp nhất và đáp ứng được các kỳ vọng mà khách hàng đặt ra.

3. Product Concept trong chiến lược sản phẩm của thương hiệu

Product Concept

Product Concept đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược sản phẩm của thương hiệu

Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên mà chất lượng sản phẩm hay dịch vụ không còn quan trọng nữa. Chúng dần trở nên bảo hòa vì ai cũng có thể tạo ra được mặt hàng tốt vì sự tương đồng về công thức sản phẩm, công nghệ và cách thức chế biến,... Do vậy, nếu muốn cạnh tranh túi tiền của người mua, việc đưa Product Concept vào trong chiến lược sản phẩm thương hiệu là điều tất yếu.

Chỉ cần Concept của ai nghe hay ho, thú vị, sự thể hiện sáng tạo, lôi cuốn thì người đó sẽ có cơ hội chiếm lĩnh tâm trí của khách hàng. Nếu đi khám phá sâu hơn về bản chất thực sự của từng loại sản phẩm, bóc tách chúng ra thành các “lớp” khác nhau. Thì, bạn sẽ nhận thấy thực hiện Product Concept hoàn toàn đúng đắn vì nó sẽ cho phép bạn đánh vào tâm lý khách hàng rất hiệu quả. 

Khả năng cường điệu hóa của công cụ này cực kỳ tốt, nó có thể đánh mạnh vào cảm xúc của khách hàng chỉ với vài “chiêu thức”. Dưới đây là những “lớp” sản phẩm phổ biến, bạn có thể tham khảo để tiến hành làm Concept cho sản phẩm dễ dàng thành công nhé!

  • Lớp Feature: Lớp này biểu thị về các yếu tố kỹ thuật, công thức chế biến hay kết cấu, quy trình tạo thành sản phẩm. Ví dụ, sản phẩm nước rửa chén có chất hoạt động trên bề mặt chén, bát; sữa tắm thì có thành phần Glycerin; Smartphone bộ vi xử lý,...
  • Lớp Benefit: Lớp này nói về lợi ích mà sản phẩm mang lại cho khách hàng nhờ lớp Feature ở trên. Chúng có thể bao gồm nhiều loại lợi ích như chức năng, cảm xúc, thậm chí là lợi ích xã hội. Chẳng hạn, chất hoạt động trên bề mặt giúp làm sạch hiệu quả chén, bát, bộ vi xử lý giúp điện thoại hoạt động nhanh, mạnh, hỗ trợ người dùng thực hiện các tác vụ nhạy hơn, mượt mà hơn.

Cả 2 lớp Feature và Benefit thể hiện bản chất thực sự của sản phẩm nhưng khi đưa vào chiến lược của doanh nghiệp chúng sẽ được cường điệu hóa lên. Cụ thể, bàn tay nghệ thuật của những Marketer tài ba có thể biến nó thành một Product Concept mỹ miều, quyến rũ và thu hút. 

Ví dụ như:

  • Nước rửa chén với các thành phần từ thiên nhiên làm dịu nhẹ cho làn da của bạn, mặc dù thành phần này không chiếm tỷ lệ nhiều. Và, bản chất thực sự của nó vẫn là nước rửa chén.
  • Smartphone ABC với bộ vi xử lý thông minh, phát triển trên tiến trình 5nm nhanh nhất thế giới cho phép bạn có những trải nghiệm thiết bị tuyệt với nhất, hỗ trợ bạn xử lý mọi tác vụ một cách nhanh nhạy và mượt mà hơn. 
  • “Nóng trong người đã có Dr. Thanh”, sản phẩm trà thảo mộc Dr. Thanh thực chất vẫn là thức uống đóng chai thảo mộc nhưng lại được cường điệu hóa là có thể làm dịu cơn nóng ngay lập tức khi nạp vào cơ thể,...

Một khi xây dựng Product Concept thành công, doanh nghiệp bạn sẽ chiến thắng được túi tiền của người mua rất dễ dàng. Đây là một kỹ năng quan trọng và rất cần thiết mà mọi doanh nghiệp đều nên trang bị, am tường để ghi dấu ấn sâu đậm thương hiệu của mình trong lòng khách hàng.

Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook để ủng hộ đội ngũ viết bài của Mắt Bão nhé!
Bài viết liên quan
Đừng bỏ lỡ tin tức mới sẽ giúp ích cho việc kinh doanh của bạn Đăng ký nhận tin, nhận ngay bài haynhững ưu đãi bất ngờ từ Mắt Bão.
Dịch vụ bạn muốn nhận tin
Đọc nhiều nhất