Social Shopping là gì? Phân biệt Social Shopping vs Social E-commerce
Social Shopping đã không còn quá xa lạ với người tiêu dùng trẻ trong thời đại ngày nay. Nhờ vào những ưu điểm vượt trội của hình thức mua sắm này mà nhiều doanh nghiệp đã có thể gia tăng lợi nhuận chỉ trong một thời gian ngắn.
Social Shopping được nhiều người ưa chuộng trong giai đoạn hiện nay.
1. Social Shopping là gì?
Trong thời đại ngày nay, nếu như không có chiến lược kinh doanh trên Social Shopping thì doanh nghiệp đã bỏ lỡ một khoản lợi nhuận khổng lồ.
Social Shopping là hình thức mua sắm trực tuyến qua mạng xã hội. Tại đó, người bán và người mua có thể dễ dàng trao đổi, mua bán vô cùng tiện lợi bằng cách nhắn tin hoặc bình luận.
Nhờ vào sự phát triển thần tốc của công nghệ thông tin, số lượng người sử dụng điện thoại thông minh ngày càng gia tăng. Điều này giúp cho Social Shopping được diễn ra đơn giản, nhanh chóng. Chỉ với một vài thao tác trên điện thoại là người tiêu dùng có thể hoàn tất giao dịch mua sắm ngay tức khắc.
Chính nhờ vào tính tiện lợi mà mạng xã hội đang dần trở thành kênh bán hàng được các doanh nghiệp ưa chuộng. Thậm chí nhiều công ty còn lựa chọn Social Shopping là kênh kinh doanh mũi nhọn.
Social Shopping là hình thức mua sắm phổ biến được nhiều người tin dùng.
2. Phân biệt Social Shopping và Social E-commerce
Social E-commerce còn được biết đến với tên gọi thương mại điện tử xã hội. Nếu như Social Shopping chỉ có hai chủ thể chính thì Social E-commerce có tới ba nhóm đối tượng. Bao gồm người bán, người mua và người tiếp thị. Người tiếp thị đóng vai trò là trung gian giúp người bán tiêu thụ sản phẩm và thỏa mãn nhu cầu cho người mua.
Trên trang chủ của mạng xã hội điện tử tập trung vào việc chia sẻ thông tin, hình ảnh liên quan đến sản phẩm. Tất cả đều hướng đến mục đích cuối cùng là thúc giục khách hàng ra quyết định mua sắm. Khi đó, người tiếp thị sẽ được hưởng lợi từ việc tạo ra giao dịch mua bán giữa bên bán và bên mua. Vì thế, người tiếp thị có càng nhiều lượt theo dõi thì lợi ích mà họ nhận được càng lớn.
Điểm đặc trưng của Social E-commerce chính là giúp khách hàng khám phá ra những nhu cầu tiềm ẩn của mình. Khi khách hàng tìm kiếm một sản phẩm bất kỳ thì thuật toán của nền tảng này sẽ tự động hiển thị những mặt hàng liên quan. Từ đó, khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn được món đồ phù hợp với mình hơn.
Social E-Commerce giúp khách hàng khám phá nhu cầu tiềm ẩn.
3. Ai là người mua hàng trên Social Shopping
Doanh nghiệp cần hiểu rõ đối tượng khách hàng chủ yếu trên Social Shopping để đưa ra phương hướng truyền thông hiệu quả.
3.1 Đối tượng mua hàng Social Shopping là ai?
Đối tượng mua hàng trên Social Shopping chiếm phần lớn là Gen Z. Họ là những người dành nhiều thời gian cho mạng xã hội. Họ có thể lướt bảng tin cả ngày không biết chán. Bên cạnh việc cập nhật tin tức thì mua sắm cũng là một trong những lý do giữ chân người dùng hàng giờ đồng hồ trên mạng xã hội.
Độ tuổi khách hàng của Social Shopping đang ngày càng được mở rộng hơn. Nhất là khi đại dịch Covid 19 đến khiến cho mọi người phải ở nhà nhiều. Họ bắt đầu tìm hiểu về hình thức mua sắm trên mạng xã hội để thỏa mãn nhu cầu từ cơ bản đến nâng cao.
Dường như người dùng mạng xã hội nào cũng sẽ theo dõi một vài người mà họ đặc biệt yêu thích. Đó cũng chính là những tài khoản ảnh hưởng tới thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Nếu doanh nghiệp chọn đúng người có sức ảnh hưởng trong lĩnh vực của mình thì có thể thu hút được sự chú ý của khách hàng mục tiêu hiệu quả.
Thấu hiểu tâm lý khách hàng nên các thương hiệu đã tích cực đẩy mạnh truyền thông trên Facebook, Instagram... Không chỉ có hình ảnh bắt mắt mà nội dung trên các Fanpage của doanh nghiệp cũng được đầu tư hết sức công phu. Điều này giúp nhãn hàng tiếp cận được gần hơn với khách hàng của mình. Nhờ vậy mà doanh thu đến từ các nền tảng mạng xã hội của công ty gia tăng đáng kể.
Khách hàng ưa thích mua hàng trên mạng xã hội bởi tính tiện lợi.
3.2 Tại sao khách hàng lại thích mua hàng trên mạng xã hội?
Có rất nhiều lý do khiến khách hàng thích mua hàng Social Shopping nhưng đầu tiên phải nhắc đến tính tiện lợi của các nền tảng này. Không cần những thao tác đăng ký/đăng nhập hay lựa chọn trang thương mại điện tử mất thời gian. Người mua chỉ cần sử dụng một ứng dụng duy nhất để giao dịch với người bán.
Việc mua sắm trên mạng xã hội giúp khách hàng tiết kiệm được cả thời gian lẫn tiền bạc. Họ không phải di chuyển tới tận cửa hàng để mua sắm mà có thể lựa chọn hàng hóa ngay trên điện thoại và xác nhận giao dịch đặt hàng với người bán. Khi đó, người bán sẽ chuẩn bị hàng và giao tới tận nhà cho bạn.
Bên cạnh đó, giá bán khi mua sắm trực tuyến thường thấp hơn so với mua sắm tại cửa hàng. Bởi vì, doanh nghiệp giảm thiểu được khoản chi phí cố định như thuê nhà, điện, nước. Nhờ vậy, sản phẩm sẽ có mức giá tốt hơn rất nhiều.
Các cửa hàng trực tuyến trên mạng xã hội có tính chuyên biệt hóa ngày càng cao. Khách hàng dễ dàng chọn lựa được những danh mục sản phẩm theo nhu cầu của họ một cách nhanh chóng.
Thông thường, tốc độ trả lời tin nhắn của người bán trên mạng xã hội nhanh hơn so với Social E-commerce. Vì các doanh nghiệp có sẵn nhân viên túc trực, sẵn sàng phản hồi lại tin nhắn của khách hàng ngay lập tức. Còn đối với thương mại điện tử xã hội thì việc trả lời tin nhắn của khách vẫn chưa được tối ưu. Thời gian chờ đợi phản hồi kéo dài khiến cho khách hàng không còn hứng thú với việc mua sắm.
4. Cách ứng dụng Social Shopping trong chiến lược truyền thông
Khi đã nhìn nhận được tầm quan trọng của Social Shopping, các doanh nghiệp nên bắt tay vào xây dựng kế hoạch truyền thông phù hợp.
Truyền thông trên mạng xã hội không chỉ dừng lại ở việc sử dụng các ứng dụng miễn phí hiện có mà thương hiệu còn phải biết cách kết hợp với các công cụ khác. Mục đích là để tạo ra tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng cao nhất cho doanh nghiệp. Đồng thời, các công cụ này giúp người bán quản lý đơn hàng tốt hơn.
Một trong những cách truyền thông phổ biến nhất hiện nay chính là hợp tác với KOL hay người nổi tiếng. Người tiêu dùng có xu hướng tin vào đánh giá của người đã sử dụng sản phẩm. Và càng đáng tin hơn nếu như đó là chia sẻ của người mà họ theo dõi, có sức ảnh hưởng nhất định trên mạng xã hội. Do đó, nếu thương hiệu lựa chọn KOL phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu của mình thì sẽ tạo ra được lợi nhuận khủng.
Dù sử dụng cách thức truyền thông nào thì doanh nghiệp cũng cần đảm bảo về chất lượng sản phẩm. Khác với mua sắm truyền thống, khách hàng của Social Shopping không thể trực tiếp chạm vào hàng hóa. Họ chỉ có thể quan sát hình ảnh mà thương hiệu cung cấp để đưa ra quyết định mua hàng. Nếu như sản phẩm nhận được không đúng với quảng cáo thì rất khó để khiến người tiêu dùng quay lại mua hàng lần thứ hai.
Triển khai chiến lược truyền thông đúng hướng giúp doanh nghiệp thu về một khoản lợi nhuận khổng lồ.
Social Shopping sở hữu nhiều ưu thế hơn so với các hình thức mua sắm truyền thống. Các doanh nghiệp nên biết nắm bắt cơ hội để gia tăng doanh thu trên các nền tảng mạng xã hội ngay hôm nay.