Thói Quen Người Tiêu Dùng Trong Mùa Dịch Covid-19 Thay Đổi Ra Sao?
Dịch Covid-19 đã làm thay đổi đời sống hiện nay và khi chúng ta làm mọi cách để có thể giữ an toàn cho nhau, thì về cơ bản, các thói quen người tiêu dùng trong mùa dịch đã thay đổi rõ rệt.
Các biện pháp cần thiết phải thực hiện để kiểm soát đại dịch đã làm gián đoạn nền kinh tế toàn cầu cũng như làm thay đổi kỳ vọng, hành vi mua sắm và thói quen người tiêu dùng trong mùa dịch.
Hãy cùng Mắt Bão tìm hiểu những khó khăn mới đối với chuỗi cung ứng, phương thức thực hiện, cửa hàng mua bán lẻ và với cả nhân viên lẫn khách hàng phải gặp trong đại dịch Covid-19 này nhé!
1. Covid-19 đã thay đổi thói quen người tiêu dùng trong mùa dịch như thế nào?
1.1 Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ vắng khách
Mặc dù hoạt động kinh doanh, buôn bán nhu yếu phẩm ở chợ lớn và các trung tâm thương mại, siêu thị vẫn được phép hoạt động bình thường trong thời điểm có dịch bệnh. Thế nhưng, lượng khách mua sắm trở nên thưa thớt hơn.
Nhưng để đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh, các siêu thị, trung tâm thương mại tại TP Hồ Chí Minh đã tiếp tục nâng cao tinh thần cảnh giác hơn với nhiều quy định phòng dịch nghiêm ngặt.
Tại các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn TP Hồ Chí Minh như: Vincom, Aeon, Big C, Co.op Mart, VinMart,… đều tuân thủ quy định phòng chống dịch.
Những khách hàng không tuân thủ quy định phòng dịch sẽ được đại diện các siêu thị, trung tâm thương mại mời ra ngoài và không được phép vào mua sắm bên trong.
Hiện nay các trung tâm thương mại, chợ,... ngay từ các cổng vào đã có nhân viên bảo vệ đứng đo nhiệt độ, yêu cầu đeo khẩu trang, xịt khuẩn tay khi vào bên trong mua sắm.
Sau khi hoàn thành các thủ tục trên về phòng dịch, khách hàng mới được di chuyển vào bên trong mua sắm.
Thông điệp 5K được áp dụng cộng đồng ở những nơi tụ tập đông người.
Có thể thấy, so với các đợt bùng phát dịch trước đây, người dân TP Hồ Chí Minh đã có ý thức hơn trong việc tự giác thực hiện các biện pháp phòng chống dịch cho bản thân, cho gia đình và cho toàn xã hội khi đi ra ngoài đường.
Hầu hết, các nhà quản lý cửa hàng và khách hàng đều tuân thủ theo thông điệp “5K” của Bộ Y tế trong phòng chống dịch Covid-19.
Đeo khẩu trang, xịt khử khuẩn và thực hiện giãn cách trong các khu mua sắm, chợ…...là những biện pháp được các siêu thị, trung tâm thương mại tại TP Hồ Chí Minh tuân thủ nghiêm và hạn chế tụ tập.
Những điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của những doanh nghiệp đang buôn bán, gây khó khăn về kinh tế nhưng vẫn phải tuân thủ để chung tay dập dịch vì đất nước.
Mua hàng mùa dịch phải tuân thủ theo thông điệp “5K”.
Theo cô Nguyễn Thị Thuyết, tiểu thương ở chợ chia sẻ: "Vì ảnh hưởng dịch bệnh, hàng hóa bán kém hơn. Trước khi chưa có dịch bùng phát còn có các nhà hàng đặt bún, đặt rau củ hay sinh viên kéo ra mua, nay bán chậm lắm, túc tắc cả ngày cố cho hết hàng".
Chính những điều này đã làm thay đổi thói quen người tiêu dùng trong mùa dịch như là hạn chế việc tập trung đông đúc ở các chợ, siêu thị và họ luôn ưu tiên những nơi có tính an toàn cao như cửa hàng Bách Hóa Xanh, VinMart+,...
1.2 Tâm lý tiết kiệm chi tiêu
Dịch bệnh Covid-19 cũng ảnh hưởng đến nhiều lao động, nhất là công nhân các khu công nghiệp. Vì thế việc cắt giảm chi tiêu trong bối cảnh thu nhập giảm sút là giải pháp bắt buộc của nhiều gia đình.
Theo phân tích của nhiều chuyên gia kinh tế, tâm lý tiết kiệm chi tiêu luôn là hệ quả tất yếu của tình hình dịch bệnh gia tăng.
Chẳng hạn, họ sẽ hạn chế những chi tiêu không thực sự cần thiết để bỏ ra một khoản tài chính nhằm sẵn sàng cho các tình huống đột xuất của bản thân và gia đình, tâm lý này cũng được hình thành trong thói quen người tiêu dùng vào mùa dịch.
Mặt khác, với sự lây lan của dịch Covid-19, các hoạt động đi lại, du lịch, tụ tập giao lưu đông người… cũng được cơ quan chức năng khuyến cáo hạn chế. Nhiều người cũng hạn chế việc mua sắm, khu dịch vụ buộc phải đóng cửa do vắng khách.
Đây được coi là cơ hội để người dân thay đổi thói quen sinh hoạt, tiêu dùng và tiết kiệm chi tiêu để “thắt lưng buộc bụng” lo cho gia đình sống qua ngày.
Do bị ảnh hưởng nặng nề, nhu cầu và thói quen người tiêu dùng trong mùa dịch sẽ có sự thay đổi rõ rệt. Họ sẽ giảm bớt những chi tiêu không cần thiết và mua những vật phẩm chú trọng vào sức khỏe, sự tiện dụng về những mặt hàng thiết yếu, nhanh và an toàn.
Cụ thể, có đến 57% người tiêu dùng cho rằng sẽ ngừng mua các sản phẩm, dịch vụ ảnh hưởng đến môi trường và xã hội. 23% người tiêu dùng mua các loại thức ăn từ hạt. 20% người tiêu dùng còn lại sẵn sàng chi tiền cho các sản phẩm hữu ích cho sức khỏe và môi trường như sữa tăng sức đề kháng. => Theo báo laodong.vn
Đến lúc cần thiết giảm chi tiêu mùa dịch.
2. Người tiêu dùng thời bình thường mới
Người tiêu dùng trong các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, TP Hà Nội, TP Đà Nẵng, TP Cần Thơ đã có những thay đổi quan trọng trong hành vi và thói quen người tiêu dùng trong mùa dịch.
Xét về tâm lý: Việt Nam vẫn đang chống dịch năng suất và hiệu quả nên tạo tâm lý vững chắc cho người tiêu dùng khi mua sắm.
Xét về cách thức chi tiêu: có sự ưu tiên trong thói quen tiêu dùng, tập trung vào những sản phẩm thiết yếu. Dù vậy, người tiêu dùng vẫn đánh giá cao và nhìn vào thương hiệu, chất lượng thay vì giá cả để ưu tiên chọn lựa.
Người tiêu dùng cũng lựa chọn những mô hình mua sắm thuận tiện. Các sàn thương mại điện tử, các kênh mua sắm trực tuyến được ưa thích hơn.
Đây là lý do để các công ty tiêu dùng tung ra chiến lược tiếp thị, bán hàng theo mô hình đa kênh và tìm cách khắc phục hạn chế trong thương mại điện tử như khâu hậu cần, vận chuyển, hoặc thu hút khách hàng.
Người tiêu dùng Việt mong muốn có những trải nghiệm mua sắm tốt hơn, đây là cách để các công ty xem xét lại hành trình mua sắm của khách hàng, xem xét những vướng mắc khó khăn của khách hàng để gia tăng sự hài lòng và sự trung thành của họ.
Các sàn thương mại điện tử đang là xu hướng mua sắm online của người tiêu dùng.
3. 4 chân dung người tiêu dùng tiêu biểu trong mùa dịch Covid-19
4 chân dung người tiêu dùng trên cả 3 phương diện: cảm tính, chi tiêu và nhận thức.
Nhóm 1: nhóm thuộc giới trẻ (20-29 tuổi) thuộc độ tuổi mới đi làm và có thu nhập trung bình (9-14 triệu đồng).
- Có hiểu biết về công nghệ, sử dụng thành thạo các thiết bị di động, mạng xã hội (Zalo, Facebook, Instagram, TikTok, YouTube...).
- Trong hành vi mua sắm, họ chú ý đến sản phẩm sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp, thời trang, thể thao, Smartphone.
- Họ chọn đi chợ, siêu thị, đến tiệm tạp hoá khi mua thực phẩm và nhu yếu phẩm. Còn với quần áo, giày dép, du lịch... họ chọn đặt mua qua các kênh Online.
- Ở nhóm này, họ thường thích ra ngoài hoạt động, du lịch, cà phê, ăn uống nhà hàng,..có những cuộc vui chơi với bạn bè.
Đối tượng giới trẻ mua hàng Online phổ biến nhất.
Nhóm 2: nhóm thuộc độ tuổi từ 30-39 đã có công việc nghề nghiệp ổn định,có mức thu nhập cao hơn mức trung bình (từ 20-30 triệu đồng), mục tiêu giai đoạn này là sự nghiệp và gia đình.
- Mối quan tâm chính là công việc, sức khỏe, tiết kiệm đầu tư.
- Họ chú ý đến mua sắm sản phẩm/dịch vụ về sức khỏe, thể thao, giáo dục, giải trí, du lịch và thường xuyên mua thiết bị điện tử, cũng thường xuyên đi nhà hàng, du lịch,...
- Cũng rất am hiểu công nghệ và tham gia mạng xã hội (Zalo, Facebook, LinkedIn, WhatsApp).
- Nhóm khách hàng này chọn kênh thương mại hiện đại cho hầu hết danh mục sản phẩm và mua các dịch vụ giải trí, giáo dục, đi lại Online.
Nhóm 3: Ở nhóm người trung niên, trong độ tuổi 40-49 và có thu nhập cao hơn mức trung bình (30-45 triệu đồng/tháng), đã có gia đình, con cái và sự nghiệp ổn định.
- Họ đang quan tâm lo lắng về sức khỏe, dịch bệnh, chuẩn bị tài chính cho con cái đi học và có kế hoạch cho nghỉ hưu.
- Họ thích sự ổn định hơn là rủi ro. Họ cũng có những hiểu biết nhất định về công nghệ, mạng xã hội nhưng ưu tiên tính thực tế hữu dụng trong chọn lựa, đưa ra quyết định mua hàng và có xu hướng mua hàng ở các điểm bán vật lý.
- Kênh thương mại điện tử chỉ dành cho vận chuyển đi lại là chính. Họ thỉnh thoảng mới đi nhà hàng, ăn uống và không thường xuyên mua hàng điện tử.
Nhóm 4: Ở nhóm người cao tuổi, có thu nhập thấp đến trung bình (4-9 triệu đồng).
- Họ quan tâm nhiều đến trợ cấp, lương hưu.
- Họ ít am hiểu về công nghệ.
- Các suy nghĩ, chọn lựa, giao tiếp thường theo kiểu truyền thống và thích các kênh bán hàng vật lý. Họ tương đối nhạy cảm về giá và ưu tiên những sản phẩm/ dịch vụ hỗ trợ sức khoẻ, bệnh lý người cao tuổi.
Dù còn có nhiều sự khó khăn của vùng miền, thứ bậc xã hội, tâm lý mua hàng nhưng trước khó khăn của dịch bệnh, tất cả đều giảm bớt chi tiêu không cần thiết, thay đổi thói quen người tiêu dùng trong mùa dịch.
Thay vào đó là tăng cường mua thêm thực phẩm, chăm sóc sức khỏe... Các doanh nghiệp có thể cân nhắc chọn lựa cách thức tiếp cận khách hàng và chuẩn bị phù hợp cho sự phục hồi sau dịch.