facebook com
Thứ sáu, 04/08,2017, 15:34

Tìm Hiểu Về CDN (Content Delivery Network) Từ A đến Z (Phần 1)

CDN là giải pháp hữu hiệu để tiết kiệm băng thông máy chủ và tăng tốc độ cho website. Nhưng ít người hiểu được rõ CDN chính xác là gì? Có bao nhiêu loại CDN? website của bạn có thích hợp để sử dụng CDN hay không?

CDN là gì?

Tìm Hiểu Về CDN (Content Delivery Network) Từ A đến Z (Phần 1)

CDN là gì?

CDN là viết tắt của Content Delivery Network  nghĩa là “mạng phân phối nội dung”. CDN là một hệ thống máy chủ trên toàn cầu làm nhiệm vụ lưu bản sao của các nội dung tĩnh trong website, từ đó phân tán ra nhiều máy chủ khác (gọi là PoP – Points of Presence) và từ PoP để gửi tới người dùng khi họ truy cập vào website.

Sự khác nhau giữa một website không sử dụng CDN và một website sử dụng CDN:

Website không sử dụng CDN: nếu người dùng xem một tập tin mà không có sự hỗ trợ của CDN, nghĩa là họ đã gửi một yêu cầu thẳng đến máy chủ có chứa website để truy cập tập tin đó.

Website sử dụng CDN: nếu một tập tin được phân phối bởi CDN, khi người dùng truy cập vào tệp đó thì PoP sẽ trả nội dung về cho người dùng xem. Ví dụ nếu bạn ở Việt Nam thì PoP CDN ở Việt Nam sẽ phân phối nội dung cho bạn.

Tìm Hiểu Về CDN (Content Delivery Network) Từ A đến Z (Phần 1)

Một số hình thức của CDN

Khi sử dụng một số dịch vụ CDN thì bạn sẽ thấy sự hỗ trợ một số kiểu sử dụng CDN bao gồm:

- Pull HTTP/Static: Kiểu này bạn phải khai báo tên miền của website hoặc IP của máy chủ. Sau đó PoP CDN sẽ truy cập tới website theo tên miền đó tự động và tự lưu lại bản sao cho toàn bộ nội dung tĩnh bên trong website. Sau đó bạn có thể truy cập một tập tin trên website với đường dẫn CDN hoặc sử dụng một tên miền riêng cho CDN.

- POST/PUSH/PUT/Storage CDN… Cái này có thể được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau. Tuy nhiên nó có một điểm chung là thay vì các PoP CDN tự thu thập nội dung ở website thì bạn sẽ phải tải thẳng các nội dung cần phân phối qua CDN lên máy chủ qua các giao thức phổ biến như FTP hoặc HTTP. Phương thức phân phối này sẽ giúp bạn tiết kiệm được không gian lưu trữ trên máy chủ.

- Streaming CDN: Phương thức này sẽ giúp CDN có thể phân phối nội dung streaming từ máy chủ và phân phối lại cho người dùng để tiết kiệm băng thông. Bạn cũng có thể lựa chọn cách tải thẳng nội dung streaming lên máy chủ CDN.

 

Ưu điểm khi dùng CDN

Qua cách hoạt động của CDN bạn sẽ dễ dàng nhận thấy nó có các ưu điểm là:

- Giúp tiết kiệm băng thông cho máy chủ gốc

- Băng thông từ máy chủ gốc chỉ cần 1 lần xử lý là chấp nhận yêu cầu từ các PoP CDN, và các lượt truy cập từ người dùng sẽ chỉ truy cập vào nội dung trên CDN vì vậy máy chủ gốc sẽ không tốn thêm.

- Tăng tốc lượt truy cập: Vì các PoP CDN trải dài trên khắp các châu lục nên sẽ giúp website truy cập nhanh hơn đối với các người dùng ở xa máy chủ. Nếu CDN của ban càng có nhiều PoP ở các quốc gia khác nhau thì sẽ càng có lợi trong việc tăng tốc website toàn cầu.

- Tiết kiệm dung lượng: phương thức Push CDN giúp upload mọi thứ lên thẳng máy chủ CDN. Tuy nhiên để an toàn hơn, bạn nên lưu lại nội dung ở một nơi nào đó để đề phòng dịch vụ CDN có vấn đề.

- Tiết kiệm chi phí băng thông: Giả sử máy chủ hoặc gói host mà bạn đăng kí hosting chỉ hỗ trợ khoảng băng thông nhất định thì khi hết bạn cần mua thêm hoặc nâng cấp băng thông. Giá băng thông trung bình hiện nay là khoảng $0.88 cho mỗi GB. Nhưng giá  của các dịch vụ CDN hiện nay đa phần là khoảng $0.05 hoặc rẻ hơn. Một số PoP ở Châu Á nếu có đắt hơn thì cao lắm cũng chỉ khoảng $0.1 cho mỗi GB băng thông. Như vậy, thay vì bạn mua thêm băng thông ở host thì sử dụng CDN sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều.

(Còn tiếp)

 

Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook để ủng hộ đội ngũ viết bài của Mắt Bão nhé!
Bài viết liên quan
Đừng bỏ lỡ tin tức mới sẽ giúp ích cho việc kinh doanh của bạn Đăng ký nhận tin, nhận ngay bài haynhững ưu đãi bất ngờ từ Mắt Bão.
Dịch vụ bạn muốn nhận tin
Đọc nhiều nhất