Tối ưu hóa chuyển đổi: Cách làm khoa học mà không phải ai cũng biết!
Với mong muốn gia tăng tỷ lệ chuyển đổi một cách nhanh chóng, hãy cùng Mắt Bão lên kế hoạch để tối ưu hóa việc kinh doanh online trên website của bạn.
Trong bối cảnh cạnh tranh online ngày càng gắt gao, nếu website của bạn không đủ thu hút, doanh nghiệp đã đánh mất cơ hội để biến khách hàng tiềm năng trở thành khách mua hàng của họ. Để cải thiện tình hình doanh thu, một trong những cách để tăng lượt khách giao dịch là tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi.
Vậy tối ưu hoá chuyển đổi là gì? Làm thế nào để thực hiện tối ưu hoá một cách khoa học nhất? Cần có những tiêu chí và phương pháp nào để việc chuyển đổi đạt hiệu quả cao nhất? Hãy cùng Mắt Bão tìm hiểu qua bài viết sau.
Xem thêm:
- Làm Sao Để Tối Ưu Hóa Tỷ Lệ Chuyển Đổi (CRO) Hiệu Quả?
- Mách bạn cách tối ưu hóa trang sản phẩm để gia tăng tỷ lệ chuyển đổi
- Tìm hiểu về nguyên tắc First Come First Served là gì trong kinh doanh
Cùng Mắt Bão tìm hiểu về CRO để cải thiện doanh thu cho doanh nghiệp.
1. Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (CRO) là gì?
Chuyển đổi (conversion) là thuật ngữ được sử dụng khi một khách truy cập hoàn thành một hành động mục tiêu nào đó trên trang web. Nó có thể là một chuyển đổi vi mô (micro conversion) như: thêm một sản phẩm vào giỏ hàng, xem video quảng cáo, nhận email thông báo khuyến mãi… hay chuyển đổi vĩ mô (macro conversion): thanh toán một sản phẩm, đăng ký dịch vụ trả phí hàng tháng…
Tỷ lệ chuyển đổi được tính bằng phần trăm của tổng số chuyển đổi chia cho tổng số lượt truy cập vào trang web. Tỷ lệ này cho doanh nghiệp biết, cứ 100 người vào web, bao nhiêu người thực sự muốn mua sản phẩm.
Tối ưu hoá tỷ lệ việc chuyển đổi (Conversion rate optimization – CRO) được hiểu là quá trình tối ưu trải nghiệm trên trang web hay trang thông tin đích (Landing Page) của bạn dựa trên hành vi của người truy cập, với mục đích làm tăng tỷ lệ phần trăm khách hàng thực hiện hành động mong muốn – hay tăng chuyển đổi.
2. Tại sao tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi lại quan trọng với doanh nghiệp?
CRO vạch ra cho doanh nghiệp những yếu tố cần cải thiện để tối ưu hoá các chức năng trên trang web bán hàng, đồng thời làm rõ được mục đích cũng như hành vi của khách truy cập. Chi tiết hơn, tầm quan trọng của CRO được thể hiện qua các ích lợi sau đây:
2.1. Giúp nâng cao marketing ROI
CRO rút ngắn thời gian của các thử nghiệm trên trang web và chỉ ra các thay đổi khả thi nhất để đạt xác suất chuyển đổi cao. Sau khi áp dụng các thay đổi, doanh thu bán hàng sẽ tăng lên với cùng một lưu lượng truy cập. Nói cách khác, CRO hướng đến việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp nhằm giảm chi phí truyền thông và mang lại nhiều lợi nhuận hơn.
Cùng Mắt Bão tìm hiểu những cách tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi trong bài viết này nhé!
2.2. Giúp nâng cao trải nghiệm người dùng (UX)
Các công cụ CRO như bản đồ nhiệt cho biết khách hàng dành nhiều thời gian hơn cho những phần nào trên trang web. Các phần mềm khác cũng ghi lại quá trình mua hàng, thậm chí là những khó khăn khiến khách bỏ qua sản phẩm.
Các mẫu khảo sát cũng cho biết trải nghiệm tổng quan của đa số người tiêu dùng. Từ những dữ liệu này, doanh nghiệp có thể phân tích chi tiết và rõ ràng về hành vi và xu hướng của khách hàng, từ đó xây dựng nên một trang web thân thiện và thu hút được nhiều sự quan tâm hơn.
2.3. Giúp trang web trở nên phổ biến hơn trên kết quả của công cụ tìm kiếm
Một website thỏa mãn được nhiều nhu cầu của khách hàng sẽ đạt được số lượng lớn lượt truy cập. Dĩ nhiên, các trang web này ngày càng trở nên phổ biến và xác suất hiển thị tới mọi người cũng cao hơn.
2.4. Cải thiện nhận thức về thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ
Khi thương hiệu được đông đảo người dùng biết tới, doanh nghiệp có nhiều cơ hội để thoả mãn nhu cầu khách hàng hơn. Nhờ đó, sẽ giúp duy trì được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ của mình. Đây chính là tiền đề để doanh nghiệp từng bước định vị thương hiệu.
3. Các tiêu chí cần quan tâm khi tối ưu hóa chuyển đổi
Khi tiến hành chiến lược tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi, doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến những tiêu chí sau:
Lưu ý đến những tiêu chí CRO để mở rộng phân khúc khách hàng tiềm năng.
- ROI.
- Số lượt khách hàng xem và truy cập.
- Trải nghiệm khách hàng (UX).
- Thời gian tải trang và tỷ lệ thoát trang.
- Chèn CTA.
- Tối ưu hóa kích thước hình ảnh.
- Thêm đường link nội bộ và bài viết liên quan.
- Sử dụng tiêu đề để giữ chân người đọc.
Khi bạn tiến hành thực hiện thay đổi trên website của mình, chắc chắn bạn sẽ tìm ra những yếu tố liên quan, tác động cụ thể đến hành vi của người tiêu dùng. Từ đó, giúp bạn có thể khai thác thêm lượng khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
4. Cách tối ưu hóa chuyển đổi bài bản
4.1. Xác định khách hàng tiềm năng
Xây dựng tệp khách hàng tiềm năng sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi nhanh chóng.
Đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định thị trường mục tiêu của mình. Nhờ vậy, chiến lược marketing mà doanh nghiệp xây dựng sẽ hiệu quả hơn rất nhiều, sau khi đã tìm ra phân khúc khách hàng tiềm năng. Họ là những người không thể từ chối trước những giá trị mà doanh nghiệp mang lại, và là người đồng hành lâu dài cùng bạn.
4.2. Khảo sát người dùng
Nhờ vào các cuộc khảo sát người tiêu dùng, doanh nghiệp có thể thu nhận được những phản hồi từ họ ngay lập tức. Sau khi thấu hiểu insight và trải nghiệm của khách hàng, bạn có thể đánh giá và xây dựng lại backend, để đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến.
4.3. Thu thập và phân tích dữ liệu
Sử dụng những công cụ như Google Analytics, Crazy Egg và Hello Bar sẽ giúp tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi. Sau khi đã thu thập được thông tin và dữ liệu, hãy tiến hành theo dõi và phân tích chúng. Nhờ vậy, nhiều khách hàng sẽ biết đến bạn hơn.
4.4. A/B testing
Để tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi, doanh nghiệp có thể sử dụng A/B testing. Đây là công cụ giúp bạn kiểm tra mức độ hiệu quả từ nội dung cho đến thiết kế website. Việc này sẽ gia tăng số lần click chuột của khách hàng lên đáng kể. Từ đó, sẽ giúp thu thập được dữ liệu có giá trị trong việc chuyển đổi.
4.5. Tìm hiểu hành vi người dùng
Hãy bắt tay vào việc tìm hiểu hành vi người tiêu dùng để có thể xây dựng chiến lược hiệu quả. Đây cũng chính là cách tối ưu hóa chuyển đổi cho doanh nghiệp. Tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng cũng là một phương pháp để nắm bắt tâm lý người dùng.
4.6. CTA hiệu quả
CTA chính là một phần không thể nào thiếu trong bất kỳ nội dung nào. Đây chính là công cụ để bạn tiến hành thực hiện chuyển đổi hiệu quả hơn. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng, CTA phải mang tính thúc đẩy và kêu gọi hành động.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần đề cập đến những giá trị và lợi ích mà khách hàng có thể nhận được, sau khi họ đã thực hiện chuyển đổi. Bên cạnh đó, đặt CTA ở những vị trí dễ tìm kiếm như phần giữa hoặc cuối nội dung, sẽ làm nổi bật lên CTA và giúp người đọc dễ dàng nhận thấy.
4.7. Sử dụng chatbot.
Tỷ lệ chuyển đổi sẽ liên tục gia tăng, nếu như bạn cân nhắc đầu tư sử dụng nền tảng Chatbot. Vì thế, Chatbot sẽ giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng thông qua cuộc trò chuyện bằng giọng nói, hoặc qua văn bản. Từ đó, khách hàng sẽ có cái nhìn tổng quan hơn trước khi đưa ra quyết định mua hàng.
Hy vọng qua bài viết trên, doanh nghiệp bạn đã có thể xây dựng chiến lược nhằm tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi một cách hiệu quả nhất. Nhờ đó, sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng phân khúc khách hàng tiềm năng, cũng như cấp số nhân doanh thu trong tương lai. Nếu bạn đang tìm đơn vị đồng hành cùng bạn trong việc kinh doanh online, hãy liên hệ với Mắt Bão để được hỗ trợ nhé!
Hình ảnh và nội dung bài viết được tổng hợp bởi Mắt Bão.