Xu Hướng Ngành FMCG Chuyển Mình Trong Mùa Dịch Covid-19
Đại dịch tác động mạnh mẽ tới xu hướng tiêu dùng của khách hàng. Vì thế, các nhà sản xuất, bán lẻ ngành FMCG trong mùa dịch nói riêng, và mọi ngành hàng nói chung cần chú ý những thay đổi của người tiêu dùng để lập chiến lược kinh doanh phù hợp.
MỤC LỤC:
- Hành vi tiêu dùng thay đổi trong mùa dịch như thế nào?
- Các ngành hàng nào đang bùng nổ trên thị trường trực tuyến?
- Mô hình thương mại O2O (Online - To - Offline)
- Nên làm gì để thúc đẩy kinh doanh trong mùa dịch Covid-19?
Xu hướng ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG trong mùa dịch Covid-19
Các doanh nghiệp cần có sự thích ứng, “xoay chuyển” liên tục trong chiến lược, phương thức thực thi để tìm thấy cơ hội tăng trưởng trước bối cảnh như hiện nay.
Trong phạm vi bài viết hôm nay, Mắt Bão sẽ chỉ đề cập đến ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Cùng tìm hiểu nhé!
Hành vi tiêu dùng thay đổi trong mùa dịch
Trong vòng một thập kỷ qua, ngành hàng FMCG có những thay đổi vô cùng mạnh mẽ. Sự xuất hiện của đại dịch đã tạo nên sự thay đổi hành vi người tiêu dùng trên toàn cầu.
Trong 9 tháng năm 2020, doanh thu cho hoạt động ăn uống bên ngoài sụt giảm. Trong khi đó, các thống kê lại cho thấy mức tăng hai chữ số đối với giá trị tiêu dùng cho nhóm hàng tiêu dùng nhanh tại nhà.
Cụ thể hơn, khu vực nông thôn cho thấy sự tăng trưởng là 11% (năm 2018 tăng 6%). Riêng khu vực thành thị ghi nhận tăng trưởng đến 13% (năm 2018 tăng 2%).
Các báo cáo cho thấy, trong những năm tiếp theo ngành hàng tiêu dùng nhanh sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ trên môi trường kinh doanh trực tuyến.
Theo báo cáo của Kantar, doanh số ngành hàng tiêu dùng nhanh toàn cầu trên kênh trực tuyến tăng 20,3% trong năm 2018. Kantar cũng dự báo, vào năm 2025 doanh số ngành FMCG bán qua kênh trực tuyến sẽ tăng gấp đôi. Trong đó, các thị trường mới nổi như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia sẽ thúc đẩy tăng trưởng mua sắm trực tuyến toàn cầu một cách đáng kể.
Người tiêu dùng có xu hướng mua hàng trực tuyến nhiều hơn trong mùa dịch
Giám đốc khối ngành bán lẻ Nielsen Vietnam nhận định:
"Đối với các nước như Việt Nam, khi muốn tạo lập và phát triển FMCG cần tận dụng các yếu tố thu hút khách hàng như nhu cầu tiết kiệm qua các dịch vụ trung gian, tìm kiếm các sản phẩm có chi phí thấp."
Một khảo sát tại Việt Nam do Nielsen Vietnam thực hiện cho biết, gần 50% số người tham gia trả lời đang sử dụng hoặc sẵn sàng sử dụng các dịch vụ tiện ích/nền tảng thương mại điện tử để mua sắm sản phẩm FMCG.
Ngành hàng bùng nổ trên thị trường trực tuyến
Nhiều ngành FMCG trong mùa dịch có sự tăng trưởng vượt trội, nổi bật trong số đó phải kể đến các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và vệ sinh cá nhân.
Trong giai đoạn đại dịch hoành hành, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, vệ sinh cá nhân có nhu cầu tăng cao. Người tiêu dùng cũng tập trung vào việc bổ sung nhiều thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe để góp phần tăng cường khả năng miễn dịch.
Nhu cầu về các sản phẩm như chất khử trùng, nước rửa tay, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe khác tại Việt Nam đã tăng vọt sau khi dịch bệnh bùng phát. Nhiều thương hiệu cũng đang mở rộng, hoặc chuyển hướng tập trung vào các sản phẩm vệ sinh cá nhân, chăm sóc sức khỏe.
Các ngành hàng chăm sóc sức khỏe bùng nổ trên thị trường trực tuyến
Trong điều kiện “tình hình mới”, người tiêu dùng đặt hàng qua các kênh Online nhiều hơn. Các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, vệ sinh cá nhân hầu hết cũng vô cùng dễ vận chuyển, không quá cồng kềnh, dễ dàng trưng bày, giới thiệu trên các trang Web, Fanpage.
Điều này cũng giúp cho ngành hàng này dễ dàng bùng nổ hơn nữa trên thị trường trực tuyến.
Theo Statista.com(*) ước tính, mỗi người Việt hiện nay trung bình chi trả khoảng 17 USD mua sắm trực tuyến cho các loại thực phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Chúng bao gồm thức ăn, sữa, dược phẩm, đồ giải khát,...
(*) Statista.com là công ty chuyên nghiên cứu thị trường và thu thập dữ liệu người tiêu dùng tại Đức
Mô hình kinh doanh O2O (Online - To - Offline)
Nghiên cứu cho thấy, sau đại dịch thì thị phần bán hàng thông qua các trang thương mại điện tử sẽ tăng lên thành 4-5% (so với trước đó là 2-3%).
Ngành FMCG cho thấy sự chuyển mình mạnh mẽ trong mùa dịch Covid-19. Ngay cả những doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh ngoại tuyến, theo mô hình truyền thống cũng đã đưa cửa hàng của mình lên môi trường trực tuyến.
Đối với phương pháp kinh doanh truyền thống, người bán hàng thường đến trực tiếp các nhà bán lẻ và nhận đơn đặt hàng. Thế nhưng, biến động vừa qua đã làm nhân viên bán hàng khó có thể đến trực tiếp địa điểm bán lẻ.
Không dừng tại đó, nhu cầu về các mặt hàng FMCG của thị trường ngày càng tăng lên.
Để giải quyết vấn đề này, các sàn thương mại điện tử, ứng dụng nhà bán lẻ trở thành trung gian để phân phối hàng hóa đến người dùng.
Các doanh nghiệp hầu hết đều đã và đang xây dựng các Website, trang thương mại trực tuyến, tạo cộng đồng Online riêng để tiếp tục tương tác với người tiêu dùng trong “thời kỳ mới”.
Thói quen mua sắm của người tiêu dùng thay đổi khá nhiều trong thời gian qua. Các nhà bán lẻ, doanh nghiệp trong ngành hàng FMCG cần thích ứng nhanh hơn với công nghệ di động, thị trường trực tuyến để đáp ứng các hành vi, kỳ vọng của người tiêu dùng.
Vậy bạn cần làm gì để bắt đầu kinh doanh Online?
Để bắt đầu kinh doanh Online, điều đầu tiên bạn cần làm là mua 1 tên miền đẹp và xây dựng Website bán hàng của mình thật chuyên nghiệp.
Website đầy đủ thông tin, dễ truy cập, điều hướng và sử dụng thì khách hàng càng dễ được thúc đẩy đến bước mua hàng, hoặc hành động mục tiêu mà doanh nghiệp mong muốn.
Bạn có thể chọn dịch vụ đăng ký tên miền uy tín của Mắt Bão để sở hữu ngay một tên miền đẹp. Không chỉ vậy, các tên miền cung cấp bởi Mắt Bão được pháp luật Việt Nam bảo vệ, có đơn vị chủ quản là VNNIC thuộc Bộ Thông tin và Truyền Thông Việt Nam. Quyền lợi của chủ sở hữu tên miền luôn được đảm bảo cao nhất.
Tên miền đẹp giúp khách hàng dễ nhớ và truy cập nhanh vào Website doanh nghiệp
Chiến lược đổi mới thúc đẩy kinh doanh trong mùa dịch Covid-19
Các doanh nghiệp ngành FMCG đang cố gắng điều chỉnh các chiến lược, phương pháp Marketing, bán hàng chặt chẽ, linh hoạt và phù hợp thời đại.
Hiện tại, các công ty đang chú trọng những chiến lược như tiến hành kết nối với các nền tảng giao hàng trực tuyến, tự động hóa tại nhà kho, hợp tác cùng các công ty hậu cần,...
Doanh nghiệp ngành FMCG nên tận dụng môi trường trực tuyến để thúc đẩy kinh doanh mùa dịch
Chưa dừng lại ở đó, doanh nghiệp FMCG cũng đang tập trung kiểm soát chi phí một cách mạnh mẽ hơn. Khi người tiêu dùng ở nhà nhiều hơn, họ cũng dành thêm nhiều thời gian lướt Web, các trang mạng xã hội,...
Đây là cơ hội lớn để các doanh nghiệp tăng nhận diện thương hiệu trên các nền tảng này.
Doanh nghiệp có thể thực hiện quảng cáo, sử dụng công cụ tiếp thị kỹ thuật số hiệu quả. Các công cụ này đang đóng vai trò rất lớn giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, cải thiện hình ảnh thương hiệu, nâng cao kết quả kinh doanh.
Thông qua những thống kê và thông tin trên, để đảm bảo sự phát triển cho ngành FMCG trong mùa dịch, các doanh nghiệp cần linh hoạt trong những chiến lược Marketing, kế hoạch kinh doanh,... để thích nghi tốt với những biến động của thị trường, thay đổi của người tiêu dùng.